"Tại sao luật sư và người đại diện theo ủy quyền của Tân Hiệp Phát lại được tham gia quá trình hỏi cung bị cáo? Việc làm trên có dấu hiệu thông cung, làm lộ bí mật điều tra, lộ hướng xét xử. Vậy hồ sơ vụ án, trong đó có lời khai của các bên, có còn giá trị?”.
Để luật sư Tân Hiệp Phát dự hỏi cung: Vi phạm nghiêm trọng
Tại phiên tòa ngày 17 và 18/12, phần tranh luận giữa các luật sư bào chữa cho anh Minh với VKSND tỉnh Tiền Giang và luật sư của Tân Hiệp Phát diễn ra khá căng thẳng.
Bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh, luật sư Nguyễn Tấn Thi cho rằng cơ quan điều tra đã không khách quan và vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng trong quá trình điều tra.
Luật sư Thi đặt hàng loạt câu hỏi: “Tại sao luật sư và người đại diện theo ủy quyền của Tân Hiệp Phát lại được tham gia quá trình hỏi cung bị cáo? Việc làm trên có dấu hiệu thông cung, làm lộ bí mật điều tra, lộ hướng xét xử. Vậy hồ sơ vụ án, trong đó có lời khai của các bên, có còn giá trị?”
Cũng liên quan đến vấn đề này, trong phần bảo vệ cho công ty Tân Hiệp Phát, luật sư Nguyễn Minh Hoàng đã công bố bút lục ghi lời khai của anh Minh tại cơ quan điều tra.
|
Luật sư Nguyễn Tấn Thi (vest đen, đứng) là người bào chữa cho bị cáo Võ Văn Minh. Ảnh: Hoài Thanh |
“Tại sao luật sư Nguyễn Minh Hoàng là người bảo vệ quyền lợi cho Tân Hiệp Phát lại có được lời khai của bị cáo? Theo quy định, luật sư của nguyên đơn dân sự trong vụ án chỉ được phép sao chụp những tài liệu liên quan đến phần trách nhiệm dân sự trong vụ án. Vậy tại sao luật sư của Tân Hiệp Phát lại có được những tài liệu này? VKS là cơ quan kiểm soát hoạt động tư pháp, tôi đề nghị VKS xem xét vấn đề này”, luật sư Thi bức xúc.
|
Đại diện VKSND tỉnh Tiền Giang tranh luận tại tòa. Ảnh: Mai Phượng |
“Tôi cho rằng quan điểm này của VKS là sai lầm nghiêm trọng. Luật Tố Tụng hình sự không bao giờ cho phép luật sư hay người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn dân sự tham dự hỏi cung”, luật sư Thi đáp lại.
Trong phần tuyên án, HĐXX không đưa ra nhận định về việc cơ quan điều tra có vi phạm tố tụng hay không.
“Không có điều luật nào cho phép"
|
Phiên tòa xử bị cáo Võ Văn Minh đã khép lại nhưng vẫn khiến dư luận nổi sóng vì còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ. Ảnh: Hoài Thanh |
Theo luật sư Đức, việc VKS cho rằng điều tra viên được phép làm những gì pháp luật không cấm là sai. Bởi theo nguyên tắc, công dân được phép làm những gì pháp luật không cấm nhưng cần phải nhớ rằng điều tra viên là cán bộ công chức.
Pháp luật quy định: cán bộ công chức chỉ được làm những gì pháp luật cho phép khi thi hành công vụ. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự không có điều luật nào cho phép điều tra viên cho phép luật sư bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn dân sự tham dự quá trình hỏi cung bị cáo.
Đồng tình những quan điểm trên, luật sư Nguyễn Thành Công – Đoàn luật sư TP.HCM cho rằng đúng là Bộ luật Tố tụng Hình sự không có quy định cấm luật sư của nguyên đơn dân sự dự cung buổi làm việc với bị can nhưng luật cũng không cho phép.
“Về vấn đề này, cần phải nhận thức rằng điều tra viên cũng như luật sư của nguyên đơn dân sự chỉ được làm trong khuôn khổ pháp luật cho phép chứ không phải những điều pháp luật không cấm” – luật sư Công nói.
Theo Mai Phượng (VietNamNet)