Vụ nấu nhầm 'cao người' cuối thế kỷ 20: Chén rượu có mùi 'cái chết' ám ảnh nhiều thế hệ dân làng Đá Cóc và bí ẩn mãi mãi nằm lại trên đồi hoang

16/05/2021 06:03:49

Ông Tám nói với người làng rằng vùng này thì lấy đâu ra tinh tinh, thế nhưng không có một ai lắng nghe. Mãi cho đến khi người ta tìm thấy những vật dụng cá nhân trên ngọn đồi...

Ở kỳ trước, bên bàn nhậu với những chén rượu được ngâm với cao tinh tinh quý hiếm vừa được nhiều người chung tay nấu ra thành phẩm, ông Tám đã kích tướng để mọi người theo ông lên ngọn đồi nơi tìm thấy xác tinh tinh để kiểm chứng xem đây rốt cuộc có phải là cao tinh tinh quý hiếm hay không.

“Tinh tinh làm gì có những thứ này”

Nhóm người bên bàn nhậu đó theo chân ông Tám lần tìm lên ngọn đồi mà ông Tám đá chứng kiến đám cháy vào cái đêm hôm đó. Khu vực xảy ra đám cháy rất dễ để nhận thấy bởi lẽ ở 1 bãi đất bằng phẳng có 1 khoảng đất rộng chừng 2 manh chiếu và có dấu hiệu cháy sém rất rõ ràng.

Ông Tám chính là người chủ động dùng que gậy lật tìm, mò mẫm trong đống tro tàn tiêu điều và lạnh lẽo. Sau vài lần bới đám tro lên, 1 chiếc cúc áo bằng đồng, 1 cặp tóc bằng nhôm, vài ba mảnh vải màu xám còn đang cháy dở lộ ra.

Vụ nấu nhầm 'cao người' cuối thế kỷ 20: Chén rượu có mùi 'cái chết' ám ảnh nhiều thế hệ dân làng Đá Cóc và bí ẩn mãi mãi nằm lại trên đồi hoang

Vốn đã mang sẵn trong lòng những nghi ngơ, ông Tám tiếp tục tìm kiếm xung quanh thì phát hiện ra 1 vài thanh củi cháy dở dang có những sợi dài như sợi tóc người.

Đám người bủn rủn tay chân, ngồi phịch xuống đất cố gắng lấy lại bình tĩnh. Lúc này có lẽ họ đã phần nào đoán ra món hời mà họ những tưởng không phải là “xác tinh tinh quý hiếm”.

Ông Tám thu thập những món đồ này và cả những sợi tóc tìm thấy quay sang nói với mọi người có mặt tại đó.

“Vùng này không thể có tinh tinh. Mà tinh tinh thì làm gì có tóc và những thứ này?”

Họ mang theo tâm trạng nặng nề chưa từng có. Sợ hãi tột cùng xen lẫn với cảm giác rùng rợn khiến họ lê những bước chân nặng nề về làng. Ông Tám là người nhận nhiệm vụ giữ những vật dụng thu lại được tại hiện trường vụ cháy đêm đó thậm chí không dám ngủ lại lán trông coi rừng mà phải về trong làng. Những vật dụng ông cầm theo cứ như thể lúc nặng lúc nhẹ.

Cùng thời điểm này, cơ quan chức năng cũng vừa nắm được thông tin người dân bắt được con tinh tinh quý hiếm. Tuy nhiên, khi vị cán bộ được cắt cử xuống tới nơi, thì dân làng đã nấu xong nồi cao rồi.

Vài ngày sau, ông Tám đã mang chứng cứ liên quan đến cho cơ quan chức năng, các cán bộ một lần nữa xuống kiểm tra và tiến hành khám nghiệm. Kết quả khiến cả làng sợ hãi đến nhũn cả người, xác tinh tinh mà họ mang đi mổ xẻ rồi nấu cao đó thực chất chính là... xác người.

Chén rượu có mùi "cái chết"

Vì cả làng đều cho rằng đây là xác tinh tinh quý hiếm nên ngay từ khi ông Ngạch mang về thì ai ai cũng tò mò đến xem, thậm chí quá trình mổ xẻ nấu cao còn có không ít người góp 1 tay vào. Đến lúc này cả làng đều sợ đến thất kinh.

Nồi cao hôm đó sau khi túc trực 3 ngày 3 đêm thì cô lại được khoảng 1kg cao với những cảm quan không hề giống với cao khỉ thông thường. Nhưng vì tin tưởng đây ắt hẳn là tinh tinh quý hiếm nên nhiều người đã ngâm rượu uống cùng nhau.

Người thôn Đá Cốc ai uống phải thứ rượu đó đều cảm thấy 1 mùi "gây gây" đến khó chịu xộc thẳng lên mũi. Sau khi được biết xác tinh tinh kia thực chất là xác người thì người trong làng móc họng nôn ọe đến cả tuần lễ vẫn không thoát được cảm giác rùng rợn đến nhũn cả người.

Vụ nấu nhầm 'cao người' cuối thế kỷ 20: Chén rượu có mùi 'cái chết' ám ảnh nhiều thế hệ dân làng Đá Cóc và bí ẩn mãi mãi nằm lại trên đồi hoang - 1

Ông trưởng thôn năm đó còn ngỏ ý muốn mua lại 1 chút cao nhưng người thợ săn không đồng ý bán cho. Sau này ông vẫn cảm thấy may mắn vì đã không mua được thứ cao nấu từ việc nhầm lẫn tai hại này.

Hơn 20 người tham gia vào việc mổ xẻ, nấu cao và uống rượu ngâm với cao được mời lên làm việc. Thế nhưng tất cả đều khai nhận giống nhau và đều khẳng định không hề hay biết mà hoàn toàn cho rằng đây đúng là xác của tinh tinh quý hiếm.

Ông Ngạch, người thợ săn tìm thấy xác người này cũng khai nhận khi tìm được thì xác đã cháy đen, có dấu hiệu phân huy nên mới nhầm lẫn là xác tinh tinh. Ông không hề viết về danh tính của nạn nhân, lại càng không có bất kỳ liên quan nào đến cái chết của nạn nhân.

Cuộc điều tra không tìm thấy dấu hiệu của tội phạm nên đã được nhận định là 1 vụ tự thiêu. Gia đình của nạn nhân được mời lên để làm việc và bàn giao những vật còn lại của nạn nhân, họ bàng hoàng không dám tin đây là sự thật, lại càng không đồng tình với kết luận đây là 1 vụ tự thiêu.

Bí ẩn mãi mãi không có lời giải đáp

Nạn nhân được xác định là Đinh Thị Minh Thơ (SN 1949, ngụ đội 7, xã Yên Lương) mất tích từ ngày 29-11-1998. Em trai của bà Thơ là ông Đinh Minh Tuấn đã được yêu cầu đến làm xét nghiệm ADN, kết quả cho thấy “xác tinh tinh quý hiếm” bị người thôn Đá Cao mang đi nấu cao chính là bà Thơ.

Bà Thơ là con thứ 2 trong gia đình, thời trẻ mơ ước làm giáo viên nên đã theo học sư phạm. Sau này chiến tranh khiến bà phải bỏ học giữa chừng rồi về nhà tần tảo làm lụng nuôi các em. Quanh đi quẩn lại tuổi xuân đi mất, bà Thơ vẫn sống cô độc 1 mình, không chồng không con.

Người em trai được thông báo lên nhận lại những vật dụng sót lại của chị. Tất cả chỉ còn 1 chiếc cúc đồng, 1 chiếc cặp bằng nhôm và 1 chút xương còn lại. Đau đớn và xót xa khiến gia đình họ không dám tin đây là sự thật.

Thương số phận người chị bất hạnh, người em trai và gia đình không chấp nhận kết luận của cơ quan chức năng rằng đây là 1 vụ tự thiêu. 

Vụ nấu nhầm 'cao người' cuối thế kỷ 20: Chén rượu có mùi 'cái chết' ám ảnh nhiều thế hệ dân làng Đá Cóc và bí ẩn mãi mãi nằm lại trên đồi hoang - 2

Ông Tuấn còn nhớ rằng ngày hôm đó chị gái có mang theo đôi bông tai bằng vàng, thế nhưng tại hiện trường đám cháy đều không hề tìm thấy. Rất có thể đây là 1 vụ cướp tài sản rồi giết người phi tang xác chết. Nếu không thì vì sao đôi bông tai vàng lại không cánh mà bay?

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cho rằng, rất có thể bà Thơ sau khi không đón được xe đã mang theo can nhựa đi mua xăng rồi tìm lên ngọn đồi đối diện khu rừng ông Tám trông coi để tự thiêu. Điều này rất không hợp lý bởi lẽ ông Tuấn cho biết bà Thơ luôn có thói quen mang theo can nước khi đi đường xa chứ không phải là để mua xăng.

Không những vậy, nếu bà Thơ có ý định tự tử thì vì sao khi rời khỏi nhà lại phải sắp xếp mang theo quần áo, tư trang cá nhân?

Thế nhưng, cuối cùng tất cả vẫn cứ mãi là dấu hỏi bỏ ngỏ. Cơ quan chức năng không tìm được bất cứ bằng chứng, nhân chứng nào cũng như không hề có dấu hiệu của việc phạm tội nên vụ án vẫn được kết luận là 1 vụ tự thiêu. Ông Ngạch và dân thôn Đá Cóc ngoài việc nhầm lẫn thành tinh tinh rồi mang đi nấu cao ra thì hoàn toàn vô can với cái chết của bà Thơ.

Sự việc khép lại nhưng rừng núi Đá Cốc biết bao nhiêu lâu sau cũng không thể thôi ám ảnh với nồi “cao người” năm đó. Giá như, người dân thôn Đá Cốc tìm hiểu kĩ hơn hoặc chăng báo với cơ quan chức năng về sự xuất hiện của vật thể cháy sém lạ lùng đó thì có lẽ mọi chuyện đã không quá nỗi bi kịch thế này...

Theo Mạn Ngọc (Nhịp sống Việt)

Nổi bật