Video Xe đặc chủng đưa các bị cáo tới phiên tòa xử vụ đánh bạc nghìn tỷ
17h39, Kết thúc ngày xét xử đầu tiên
Chủ tọa tuyên bố kết thúc ngày làm việc đầu tiên. Ngày mai, VKSND sẽ tiếp tục công bố phần cáo trạng còn lại, sau đó tòa xét hỏi các bị cáo bị truy tố tội danh Đánh bạc và các đại lý nằm trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Trước khi ra xe Phan Sào Nam và Nguyễn Thanh Hoá ngoái lại nhìn người thân và ra hiệu điều.
17h30 Rửa tiền qua dự án BOT
Theo công tố viên, sau khi tổ chức, vận hành đường dây đánh bạc nghìn tỷ có sự bảo kê của ông Vĩnh và ông Hóa, Nguyễn Văn Dương thu lời bất chính 1.655 tỷ đồng. Để che giấu nguồn tiền phi pháp, Dương tìm cách rửa tiền vào dự án BOT, lập nhiều công ty để nâng khống vốn Công ty UDIC.
Cụ thể, ban đầu, Dương nhờ người thân đứng tên lập 3 công ty “ma” để ký giao khoán hợp đồng tổng giá trị 530 tỷ đồng.Với thủ đoạn quay vòng tiền để nâng vốn, Dương chỉ đạo nhân viên gửi 24 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân của anh ta ở ngân hàng. Sau đó, Dương chuyển tiền vào Công ty UDIC rồi tiếp tục chuyển cho 3 công ty ma. Cuối cùng, 3 công ty này rút tiền rồi lại chuyển vào tài khoản của Dương, để Dương tiếp tục quay vòng tiền.
Trong vòng 2 năm, vốn điều lệ của UDIC thể hiện tăng 1.400 tỷ nhưng thực tế không tăng đồng nào. Ngoài ra, để rửa tiền, Dương còn có 33 lần góp 330 tỷ đồng vào BOT Bắc Giang - Lạng Sơn. Tuy nhiên trên thực tế, Dương chỉ góp 23 tỷ đồng, số còn lại là tiền ảo do việc nộp khống vào công ty UDIC mà có. Năm 2017, Dương bán cổ phần tại công ty UDIC để lấy tiền gửi tiết kiệm và mua bất động sản.
17h22 Đường dây đánh bạc nghìn tỷ sử dụng hóa đơn khống như thế nào?
Quá trình hoạt động, nhân viên của Nguyễn Văn Dương thỏa thuận với Lê Thị Lan Thanh sử dụng cổng thanh toán của công ty cổ phần viễn thông và giải trí số Việt Nam (GTS) do nữ bị cáo này điều hành để thanh toán số thẻ cào viễn thông dùng để đánh bạc và tiền tổ chức đánh bạc không có hóa đơn.
Cơ quan tố tụng xác định Thanh mua 160 tờ hóa đơn GTGT khống thể hiện mặt hàng là thẻ cào điện thoại có tổng doanh số hơn 5.100 tỷ đồng để kê khai đầu vào tại 5 công ty Thanh thành lập đứng tên người khác.
Quá trình điều tra, Thanh không thừa nhận việc mua 32 hóa đơn của 2 công ty TNHH MTV AHHA và Công ty TNHH sản xuất và thương mại An Thịnh. Nhưng với tài liệu thu thập, cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định Thanh đã mua tổng cộng 160 hóa đơn khống của 4 công ty, qua đó hưởng lợi bất chính từ hành vi giúp sức đánh bạc là hơn 182 tỷ đồng và 34 triệu đồng từ việc bán hóa đơn khống.
15h30
Trong khi đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ công bố cáo trạng, văn bản này đồng thời được trình chiếu lên màn hình di động ở khu vực xử án. Lúc này, ông Vĩnh cúi đầu, xem lại cáo trạng.
15h11
Game cờ bạc Rikvip ra đời như thế nào?
Cáo trạng thể hiện, năm 2014, Hoàng Thanh Trung (sinh năm 1978, đang bỏ trốn) chủ động gặp Phan Sào Nam bàn về việc có phần mềm đánh bạc trực tuyến cần tìm đối tác phát hành. Trung đề nghị Nam tìm pháp nhân để xây dựng game đánh bạc.
Năm 2015, Phan Sào Nam gặp Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT công ty CNC). Biết CNC là công ty bình phong của Cục cảnh sát công nghệ cao nên Nam đề nghị Dương hợp tác phát hành game đánh bạc.
Ngày 1/4/2015, Dương chỉ đạo Lưu Thị Hồng (Tổng giám đốc công ty CNC) ký hợp đồng với Phan Sào Nam về việc cung cấp phần mềm và giải pháp công nghệ cho dịch vụ “Win2all khai thác thương mại với tên Rikvip theo địa chỉ web www.RikVip.com”.
Theo đó, CNC là đơn vị phát hành dịch, cung cấp hệ thống, giải pháp thanh toán cho dịch vụ và đứng tên giấy phép. Còn VTC online là đơn vị sản xuất, phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng và phần mềm liên quan. Thỏa thuận tỷ lệ phân chia doanh thu theo phụ lục hợp đồng là: Nếu doanh thu đến 5 tỷ đồng/tháng thì CNC hưởng 30%, VTC online hưởng 70%; từ trên 5 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng/tháng thì CNC 35%, VTC online 65%; trên 15 tỷ đồng thì CNC 40%, VTC online 60%...
Còn Phan Sào Nam đề nghị chị họ là Đỗ Bích Thủy (Giám đốc công ty Nam Việt) cho mượn pháp nhân công ty để xây dựng phần mềm trò chơi trực tuyến. Từ đó, Hoàng Thành Trung được bổ nhiệm làm Phó giám đốc công ty Nam Việt, điều hành mọi hoạt động tại Hà Nội.
Sau khi vận hành thử, tháng 4/2015, nhóm điều hành khai thác game bài Rikvip. Các bên thu tiền đánh bạc từ nguồn thẻ cao viễn thông, thẻ game qua công ty trung gian thanh toán gạch thẻ HomeDirect hoặc từ thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế…
15h00
Vụ án tổ chức đánh bạc qua mạng do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao, có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan được nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Sau 28 tháng vận hành game đánh bạc, nhóm tổ chức đã xây dựng được hệ thống gồm 25 đại lý cấp I, hơn 5.800 đại lý cấp II để chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đã lôi kéo được gần 43 triệu tài khoản đăng ký, thu lợi bất chính hơn 9.800 tỷ đồng.
Trong đó, Nguyễn Văn Dương hưởng lợi hơn 1.600 tỷ đồng, Phan Sào Nam hưởng hơn 1.400 tỷ đồng, nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên đang trốn truy nã hưởng lợi 1.500 tỷ đồng.
3 nhà mạng gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng hơn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm điều hành đường dây đánh bạc còn dành hơn 2.600 tỷ đồng được dành trả thưởng cho các con bạc.
Sau khi bị bắt, Nguyễn Văn Dương khai đã cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, gần 2 triệu USD cùng nhiều đồ vật giá trị. Trùm cờ bạc cũng khai cho ông Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 cựu cán bộ cao cấp của ngành công an đã phủ nhận. Do chưa có căn cứ chứng minh ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân nên hành vi nhận hối lộ sẽ được cơ quan chức năng làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án.
14h53
Ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát công nghệ cao) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điểm a khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.
Hai ông trùm Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam bị truy tố các tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền, theo Điểm b khoản 2, Điều 249 và Điểm a khoản 3, Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009).
Các bị cáo còn lại bị truy tố về một trong các tội: Sử dụng Internet chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền.
14h45
Đại diện cơ quan công tố nói giữa 2017, Lê Văn Huy (21 tuổi, ở thị xã Quảng Trị) lên Internet đánh cắp tài khoản Facebook của bà Hằng (64 tuổi, ở Hà Nội). Sau khi chiếm quyền sử dụng, Huy giả danh bà Hằng nhắn tin cho một người thân của bị hại để nhờ mua hộ 110 thẻ cào Viettel và Mobifone. Sau đó, Huy đã chiếm đoạt số thẻ cào trị giá 55 triệu.
Tiếp đó, bị cáo 9X nạp vào 5 tài khoản của mình trong game bài Tip.club để đổi lấy 54 triệu Rik (tiền ảo sử dụng trong game). Số tiền còn lại, Huy liên hệ với các đầu mối để bán số tiền ảo Rik thành tiền thật, được hơn 40 triệu đồng (với giá quy đổi 750.000 đồng/1 triệu Rik).
Sau đó, Huy dùng tiền thật tiếp tục mua Rik của các đại lý để đánh bạc trực tuyến và thua hết. Sau khi bắt Huy, Công an Phú Thọ phát hiện Tip.club là game bài đổi thưởng có dấu hiệu tổ chức đánh bạc trái phép trên mạng. Do vụ án quy mô lớn trên nhiều tỉnh thành, cơ quan An ninh điều tra Phú Thọ đã báo cáo Bộ Công an hỗ trợ.
Tháng 8/2017, Công an tỉnh này khởi tố vụ án Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc, khởi tố bị can Lê Văn Huy để điều tra mở rộng.
Đầu tháng 9/2017, Bộ Công an có văn bản giao Công an tỉnh Phú Thọ điều tra triệt để vụ án. Từ đây, Cơ quan điều tra xác định 2 ông trùm Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam điều hành đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc trái phép trên mạng.
Chiều 12/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ bước sang phần tranh tụng.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ công bố bản cáo trạng dài 235 trang truy tố các bị cáo trong vụ án.
Ông Phan Văn Vĩnh (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát) và Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng Cục cảnh sát công nghệ cao) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điểm a khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Hai ông trùm Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam bị truy tố các tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền, theo Điểm b khoản 2, Điều 249 và Điểm a khoản 3, Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009).
Các bị cáo còn lại bị truy tố về một trong các tội: Sử dụng Internet chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền.
Vụ án tổ chức đánh bạc qua mạng do Nguyễn Văn Dương và đồng phạm lợi dụng công nghệ cao, có sự trợ giúp của Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan được nhà nước giao đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Sau 28 tháng vận hành game đánh bạc, nhóm tổ chức đã xây dựng được hệ thống gồm 25 đại lý cấp I, hơn 5.800 đại lý cấp II để chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đã lôi kéo được gần 43 triệu tài khoản đăng ký, thu lợi bất chính hơn 9.800 tỷ đồng.
Trong đó, Nguyễn Văn Dương hưởng lợi hơn 1.600 tỷ đồng, Phan Sào Nam hưởng hơn 1.400 tỷ đồng, nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên đang trốn truy nã hưởng lợi 1.500 tỷ đồng.
3 nhà mạng gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng hơn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm điều hành đường dây đánh bạc còn dành hơn 2.600 tỷ đồng được dành trả thưởng cho các con bạc.
Sau khi bị bắt, Nguyễn Văn Dương khai đã cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, gần 2 triệu USD cùng nhiều đồ vật giá trị. Trùm cờ bạc cũng khai cho ông Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 cựu cán bộ cao cấp của ngành công an đã phủ nhận. Do chưa có căn cứ chứng minh ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân nên hành vi nhận hối lộ sẽ được cơ quan chức năng làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án.
Theo Nhóm PV (Tri Thức Trực Tuyến)