Là Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự PC45 (Công an tỉnh Nghệ An), Đại tá Phạm Hoài Nam tâm sự, đối với người lính hình sự thì việc ăn Tết xa nhà hoặc phá án trong ngày 30, mồng 1 Tết là chuyện thường ngày không có gì khó hiểu.
Nhớ lại kỷ niệm những lần đánh án trong ngày Tết, Đại tá Nam kể: 23h30’ tối ngày 8/2/2013 tức ngày 29 Tết, Phòng Cảnh sát hình sự nhận được tin báo tại xã Thạch Ngàn (Con Cuông) vừa xảy ra một vụ án mạng khiến 2 người chết.
Sau khi gây án, thủ phạm đã bỏ trốn vào rừng sâu. Việc thủ phạm bỏ trốn khiến người dân lo lắng không dám ra khỏi nhà dù là ngày 29 Tết.
Là Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự PC45 (Công an tỉnh Nghệ An), Đại tá Phạm Hoài Nam tâm sự, đối với người lính hình sự thì việc ăn Tết xa nhà hoặc phá án trong ngày 30, mồng 1 Tết là chuyện thường ngày không có gì khó hiểu.
Nhớ lại kỷ niệm những lần đánh án trong ngày Tết, Đại tá Nam kể: 23h30’ tối ngày 8/2/2013 tức ngày 29 Tết, Phòng Cảnh sát hình sự nhận được tin báo tại xã Thạch Ngàn (Con Cuông) vừa xảy ra một vụ án mạng khiến 2 người chết.
Sau khi gây án, thủ phạm đã bỏ trốn vào rừng sâu. Việc thủ phạm bỏ trốn khiến người dân lo lắng không dám ra khỏi nhà dù là ngày 29 Tết.
Nhận tin báo, Đại tá Phạm Hoài Nam lập tức cùng tổ công tác của Đội trọng án vội vã khoác thêm chiếc áo chống rét để lên hiện trường làm nhiệm vụ. Hơn 2h sáng ngày 30 Tết, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường.
"Đến nơi, chúng tôi chỉ muốn nhanh chóng điều tra xác minh thủ phạm để người dân an tâm, nhất là những ngày Tết. Hơn nữa, anh em ai cũng muốn xong việc sớm để về cùng gia đình đón giao thừa", Đại tá Nam nhớ lại kỷ niệm đánh án vào đúng ngày 30 Tết.
Với quyết tâm ấy, tổ công tác nhanh chóng khoanh vùng và bắt giữ được hung thủ sau vài giờ đồng hồ. Theo đó, thủ phạm vụ án là La Văn Bích, người cùng bản. Chỉ vì mâu thuẫn cá nhân trong bữa tiệc mà Bích đã đánh 2 bạn nhậu tử vong.
Là Đội trưởng đội Trọng án Phòng Cảnh sát hình sự PC454 (Công an tỉnh Nghệ An), Thiếu tá Hồ Xuân Thành vẫn còn nhớ như in kỷ niệm ngày đánh án hôm 30 tết năm 2013 và nhiều vụ án ngày Tết khác nữa.
"Vụ án ở Con Cuông năm đó, đến sáng 30 Tết, không khí ảm đảm vẫn bao trùm bản nhỏ, chẳng ai màng đến Tết vì lo sợ thủ phạm sẽ quay lại quấy nhiễu.
Chỉ đến khi công an bắt được hung thủ thì người dân mới vui mừng chuẩn bị chào đón năm mới.
Hôm ấy về đến cơ quan đã là chiều tối 30 Tết. Anh em làm thủ tục tố tụng rồi phóng như bay về nhà cũng là lúc chuẩn bị đón giao thừa. Thấy bố về, vợ con không giấu nổi cảm xúc, ai cũng khóc", Thiếu tá Thành kể.
Đó không phải là lần duy nhất mà Thiếu tá Thành cùng những người lính hình sự phải phá án nghiêm trọng ngày 30 Tết mà gần như năm nào cũng thế. Thậm chí, có những vụ án khi làm xong thì cũng là lúc giao thừa đến. Mọi người phải đón giao thừa ở nơi xa hoặc trên đường chứ không phải nhà mình.
Từng là Trưởng Công an huyện Quỳ Châu (Nghệ An), nay là Trưởng phòng Tham mưu Cảnh sát PCCC Nghệ An, Đại tá Vũ Ngọc Duệ cũng có nhiều kỷ niệm khi đánh án ngày Tết.
Đại tá Duyệt nhớ lại, hôm đó là 29 tết 2008, Công an huyện Quỳ Châu nhận được tin báo của ông Mạc Văn Thanh (ở xã Châu Thuận) báo tin con gái là Mạc Thị D. bị một thanh niên giam giữ tại nhà nghỉ ở TX. Đồ Sơn (Hải Phòng).
"Ngay sáng 30 Tết, tôi cùng tổ công tác ra ngay Hải Phòng. Chúng tôi ra đến Hải Phòng thì cũng là lúc giao thừa năm mới.
Dù là giao thừa nhưng chúng tôi cũng khẩn trương phối hợp Công an Hải Phòng triển khai lực lượng. Đến khi giải cứu xong con tin về đến trụ sở đã là 21h mồng 1 Tết", Đại tá Duyệt nhớ lại.
Đối với những vụ án mạng xảy ra tại các thời điểm khác trong năm, áp lực về thời gian phá án đã là rất lớn, song với các vụ án xảy ra ngày cận tết, còn có những áp lực vô hình khác đòi hỏi người lính phải căng mình ra để làm nhiệm vụ.
Vì sự bình yên của nhân dân, những người lính đã gác lại niềm vui đoàn viên với gia đình để "thức cho dân ngủ, gác cho dân vui chơi".
Theo Ngọc Tú (Trí Thức Trẻ)