"Nhiều người cho rằng, nếu yêu cầu của Dương được cơ quan tố tụng đáp ứng thì dễ gì nghi phạm này thừa nhận hành vi phạm tội, mà sẽ quanh co, chối tội? Nhưng..." - luật sư Nguyễn Đức Chánh(Đoàn luật sư TP.HCM) nói về 'quyền lim lặng' của nghi can vụ thảm sát ở Bình Phước.
|
Khi bị bắt giữ, nghi can Nguyễn Hải Dương yêu cầu “quyền giữ im lặng” chờ đến khi có luật sư |
Đầu tiên phải nói đến tình tiết bị can Nguyễn Hải Dương khi bị cơ quan công an mời làm việc, lấy lời khai lần thứ hai, đã yêu cầu “giữ quyền im lặng" và yêu cầu có luật sư.
“Quyền im lặng” của người làm việc với cơ quan công an, tố tụng được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, quyền này đang được lấy ý kiến và chờ Quốc hội thông qua.
Tuy nhiên, có thể xác định, việc Dương yêu cầu được sử dụng “quyền in lặng” như nói trên là hiếm có trong các vụ án hình sự ở nước ta; nhưng đây là yêu cầu hoàn toàn chính đáng.
Phải nói rõ rằng, Dương yêu cầu được “quyền giữ im lặng” và có luật sư tại giai đoạn bị mời lấy lời khai, là yêu cầu không thể thực hiện được. Bởi theo quy định của Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, “quyền giữ im lặng” vẫn chưa được ghi nhận và luật sư chỉ được tham gia tố tụng kể từ khi giai đoạn khởi tố bị can.
Nhiều người cho rằng, nếu yêu cầu của Dương được cơ quan tố tụng đáp ứng thì dễ gì nghi phạm này thừa nhận hành vi phạm tội, mà sẽ quanh co, chối tội?
Nhưng chúng ta quên mất rằng: “Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án”. Và thêm nữa, “không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.
Việc lấy lời khai của nghi phạm, nếu có sự tham gia của luật sư, sẽ giúp cho việc thu thập chứng cứ khác của cơ quan điều tra minh bạch, khách quan hơn. Mặt khác, việc áp dụng “quyền im lặng” sẽ giúp cơ quan điều tra, điều tra viên không quá chú trọng lời khai nhận tội của nghi phạm như là...chứng cứ của mọi chứng cứ.
|
Công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ được công an tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng |
Điều này không chỉ đảm bảo quyền bào chữa cho bị can mà còn giúp cho việc điều tra, nhất là trong quá trình hỏi cung sẽ minh bạch, khách quan và sự thật vụ án sẽ được điều tra đến cùng.
Thực tế lịch sử tố tụng trong nước, đã có những vụ án oan sai xuất phát từ khâu lấy lời khai, hỏi cung bằng các biện pháp “nghiệp vụ” của lực lượng điều tra...
Sau khi bị khởi tố bị can, Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến đã được 3 luật sư thuộc đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước vào cuộc bảo vệ quyền lợi |
Điều này là không đúng, vì rõ ràng pháp luật bảo vệ quyền riêng tư của họ. Mặt khác, các nghi phạm hay bị can, bị cáo rõ ràng chưa phải là người có tội khi chưa có phán quyết của tòa án.
Pháp luật nước ta cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Chúng ta khai thác quá nhiều về đời sống riêng tư của những thân nhân của 2 người đang bị cáo buộc có dấu hiệu phạm tội đó, có thể vô tình đẩy họ vào khó khăn, nghịch cảnh trước những định kiến xã hội với họ.
"Cha thằng sát nhân" hay "mẹ của thằng máu lạnh"...có thể sẽ làm họ không thể chịu đựng hơn được nữa, xuất hiện những ý định tiêu cực.
Vụ án này đã quá ầm ĩ. Có quá nhiều “thám tử”, “thám tử mạng”, "chuyên gia tội phạm học”... đặt ra các nghi vấn, dù có thể chưa hề có chút nghiệp vụ nào, cũng chẳng tiếp cận được tài liệu, hồ sơ hay hiện trường vụ án.
Với sự suy diễn đó, họ đã vô tình tạo ra những tin đồn thất thiệt, gây nhiễu loạn thông tin và tạo ra nghi ngờ của dư luận đối với hoạt động điều tra.
Theo Ls Lê Đức Chánh (VietNamNet)