Cuối năm 2008, khi vụ xả súng bắn chết 6 người tại bãi than ở cảng Làng Khánh xảy ra, dư luận không chỉ ở Quảng Ninh ở trên toàn quốc bắt đầu xôn xao cực độ.
Đã có một thời kỳ, Quảng Ninh là mảnh đất lành đối với giới giang hồ, nơi mà nhiều đối tượng máu mặt tìm đến để cát cứ. Trong khoảng 5-6 năm trở lại đây, khi mà hàng loạt các chuyên án của phía Công an diễn ra thì cũng là lúc rất nhiều tên tuổi lớn của giang hồ đất Mỏ lộ diện kèm theo đó là hồ sơ của các vụ thanh trừng đẫm máu trong cuộc chiến tranh giành lãnh địa được đưa ra ánh sáng.
Than thổ phỉ
Ở Quang Ninh, giới than thổ phỉ bây lâu nay đã hình thành và tạo ra một thế lực riêng đủ lớn để khiến nhiều phe cánh phải cảm thấy e dè, thậm chí là khiếp sợ. Gần như có mặt ở tất cả các địa điểm khai thác, những kẻ hoạt động trong giới than thổ phỉ đã tạo ra hẳn một “xã hội riêng” cho mình, nơi kẻ nào có sức mạnh sẽ dành được phần thắng. Điểm qua hàng loạt những “địa danh” tiếng tăm thì khu vực phường Cao Xanh và khu vực cảng Làng Khánh ở thành phố Hạ Long vẫn “nổi đình, nổi đám” nhất vì ở đây được coi là “thiên đường than thổ phỉ” ở Quảng Ninh.
|
Hiện trường vụ thảm sát tại cảng than Làng Khánh (ảnh tư liệu) |
Trên danh nghĩa là nhận hợp đồng bảo vệ cho khu cầu cảng này nhưng thực chất Nam và Sơn đã thôn tinh hoàn toàn địa bàn này. Từ việc quản lý thuyền bè ra vào, các chuyến hàng trở từ các mỏ khai thác Nam “bang” đều có chút ít “chấm mút”. Để tận thu Nam còn bố trí một đám đàn em tay chân thu lượm tất cả số than rơi vãi ở khu bãi cảng.
|
Đại ca giang hồ đất Mỏ Nam "bang" |
Vì vậy, có được nơi này cũng đồng nghĩa với các nhóm giang hồ sẽ nằm trong tay quyền chi phối giới than thổ phỉ, tiền bạc, quyền lực cũng từ đây mà có. Bản thân Nam “bang” đã có được cảng Làng Khánh nhưng vì vị thế trong giới giang hồ không cao nên cũng chưa biết “phát huy” được hết tác dụng.
|
Cảng than làng Khánh |
Hé lộ nguyên nhân vụ xả súng đẫm máu
Trong thời gian ngắn ngủi chừng gần 1 năm nắm thực quyền ở cảng Làng Khánh, Nam đã trải qua không ít lần bị các nhóm giang hồ khác đe dọa lẫn gây chiến. Trước đêm định mệnh ngày 15/12/2008 khoảng vài ngày, một số người lao động có mặt ở cảng Làng Khánh nhìn thấy nhóm chừng 3-4 người đi trên một chiếc xe Toyota Innova biển số Hải Phòng đến tìm Nam để nói chuyện. Cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng diễn ra chừng 30 phút thì nhóm người kia hậm hực bỏ đi.
|
Nhiều băng đảng giang hồ đất Mỏ đã bị công an triệt phá (ảnh minh họa) |
Lời đồn thổi về cuộc gặp gỡ đó chưa dứt thì vài hôm sau xả súng đẫm máu diễn ra. Theo lời khai của Nam thì do nhóm người kia trong đêm tối đã đến xúc than trộm tại bãi của mình nên đã mang súng ra bắn để… phòng vệ. Tuy nhiên, thực chất, trong buổi đêm hôm đó, rất nhiều phe cánh giang hồ ở Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn âm mưu lật đổ Nam “bang” và việc đưa người đến xúc than trộm như một đòn nghi binh để châm ngòi cho cuộc chiến sẽ diễn ra sau đó.
Trong số những người bị Nam bắn chết tại cảng làng Khánh được biết có một vài người quê ở Hải Phòng, điều này phần nào khẳng định được có sự tham gia của một số thế lực ngầm đất Cảng liên quan đến vụ án khiến dư luận cả nước rúng động. Chỉ vài ngày sau khi gây ra vụ án mạng, Nam cùng đồng bọn của mình đã lực lượng công an bắt giữ.
Không còn Nam “bang”, cảng làng Khánh bỗng trở nên vô cùng hỗn loạn. Hàng loạt các băng nhóm giang hồ lúc này đã chuẩn bị sẵn sàng tư thế để lao vào độc chiếm mảnh đất “vàng” này. Tuy nhiên, lúc này, các lực lượng chức năng đã ngay lập tức vào cuộc nên các nhóm giang hồ cũng chưa dám manh động mà dương vây sức mạnh ở đây.
Cuộc chiến ở khu vực cảng làng Khánh chỉ là một điển hình trong trận chiến tranh giành lãnh địa của giới than thổ phỉ. Như một giọt nước làn tràn ly, các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an ở Quảng Ninh sau vụ án của Nam “bang” đã quyết liệt vào cuộc để trấn áp.
Theo Giang Lam (Nguoiduatin.vn)