1. Trong vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước, hai nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến đã nhận tội với nhiều chứng cứ thuyết phục, từ hung khí gây án đến các tang chứng lấy đi từ nhà nạn nhân. Phiên tòa xét xử sẽ diễn ra trong thời gian tới.
|
Hai nghi phạm Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến |
Rồi: “Qua mô tả tình tiết vụ thảm sát thì thủ phạm phải là một nhóm 4 hoặc 5 người có đào tạo chuyên nghiệp và rất bản lĩnh. Chúng làm theo mệnh lệnh và chắc chắn vụ này không phải do hai tên này làm nên. Và có khả năng rất lớn đây là vụ án giết người bịt đầu mối hoặc thanh trừng…”.
Muôn vàn âm mưu được thêu dệt lên như xưa nay vẫn từng xảy ra theo cách “một đồn mười, mười đồn trăm”, “góp gió thành bão”.
2. Tại sao lại nở rộ những âm mưu với tình tiết ly kỳ như vậy? Theo từ điển Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia: Thuyết âm mưu (conspiracy theories) hay thuyết ngờ vực là cách lý giải những vấn đề kinh tế, xã hội… theo hướng gán cho chúng những âm mưu bí mật của các thế lực ngầm đứng đằng sau. Một giả thuyết âm mưu là một giả thuyết mang tính giải thích theo kiểu buộc tội một nhóm người hay một tổ chức gây nên hoặc đứng đằng sau một sự kiện, một hiện tượng.
Thuyết âm mưu nghe qua rất hấp dẫn, ly kỳ nên được nhiều người bàn tán, thêm thắt các chi tiết. Đáp ứng nhu cầu tò mò, phức tạp hóa vấn đề của dư luận, trên thế giới báo chí thường xuyên đăng các câu chuyện do giới theo thuyết âm mưu kể hay phân tích.
|
Đám tang các nạn nhân |
Tại sao con người ta ưa thích “thuyết âm mưu”? Nhà tâm lý Susan Blackmore, người sau bốn mươi năm nghiên cứu các hiện tượng xuất hồn hay thoát xác đã phải đưa ra định luật Blackmore thứ nhất vào năm 2004: “Niềm tin của con người vào các hiện tượng dị thường lớn hơn mọi chứng cớ phản bác”. Bà và giới khoa học hoàn toàn bất lực trong việc thuyết phục mọi người rằng, các hiện tượng tâm linh không có thật.
Tri tưởng tượng trong nhận thức của con người quá mạnh, nhất là khi nó có chất xúc tác là một câu chuyên ly kỳ. Trong tâm lý, tưởng tượng là một quá trình phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có. Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủ điều kiện để tư du. Tưởng tượng cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng vì thiếu chuẩn xác.
Theo Nguyễn Gia (Thethaovanhoa.vn)