Để “chiến tới chết” Phương Ninh Hột, Dũng “mặt sắt” đã phải hy sinh vài thằng đàn em được cho là thân tín. Song, đằng sau sự thân tín này là mưu tính tàn độc. “Chiến nhau” để sinh tồn.
|
Phương "ninh hột". |
Bề ngoài, Dũng “mặt sắt” vẫn tổ chức những cuộc “sinh hoạt” bình thường với Phương nhằm đánh lạc hướng “ông trùm” cao tuổi này. Nhưng bên trong, Dũng đã gài gắm để “lực lượng” của Phương suy yếu nhằm thúc đẩy nhanh cơ hội gật đầu của VIP là ra tay triệt hạ bằng đòn tàn độc. Để có được “cơ hội sinh tử” này, Dũng đã cùng gia đình dốc “toàn lực” (về kinh tế cũng như con người – PV) để “tham chiến”. Dũng áp dụng rất tốt “chiến lược” châm lửa cho cháy âm ỉ để thành đám cháy lớn, bùng phát dữ dội, cứu hoả cũng không thể dập tắt được. Dũng gài người, “đánh” Phương với độc chiêu “toàn diện” là từ trong “đánh ra”, từ ngoài “đánh vào”, công kích để cho vợ con, anh em trở mặt với nhau… Dũng đã đạt được mục đích này khi “ông trùm” bao biên Phương Ninh Hột sa lưới pháp luật.
Khi Phương Ninh Hột đã tạo dựng được danh tiếng cũng như cơ ngơi hoành tráng của Móng Cái thì Dũng vẫn là thằng buôn lậu vặt qua biên giới. Nhận thấy việc bao biên rất hời nên Dũng đã đầu tư nhiều tiền để có VIP “chống lưng”. Điều đáng nói, trước khi bày “trò” này, Dũng tìm hiểu rất kỹ về thế lực ngầm và mối quan hệ của Phương với VIP. Dũng cài đệ tử của mình vào làm việc cho em trai (tên Trung) của Phương. Thấy bảo, tên này sau đó được Trung rất ưu ái, “cất nhắc” nên biết được khá nhiều mánh làm ăn của “ông trùm” bao biên này. Dũng chi tiền, tạo quan hệ thân thiết với VIP đối nghịch với VIP của Phương Ninh Hột trong cơ quan. Thế là Dũng thả con tép để thực hiện chiến lược bắt cá chép. Và, Dũng đã làm được, vì ở ngoài là cuộc chiến của giang hồ và ở trong là cuộc chiến của các VIP. Quả thật, Dũng mưu mô, hành động, toan tính đậm chất mafia, bố già thế giới. Chiêu này, giang hồ đất Cảng và ngay cả Năm Cam có sống lại cũng phải ngã mũ chào “hậu sinh”.
“Chết” vì trong giang hồ, “số quá cao”
Bề ngoài, Phương Ninh Hột là một người đàn ông có vẻ chậm chạp, chắc chắn. Ông ta có mẫu hình của người đàn ông thiên về gia đình. Và, điều đó đúng khi mà “ông trùm” này đã luôn sống vì anh, em, vợ con và nghĩ về cái gia đình lớn của mình. Những đứa cháu là con anh, con em nhà chú, nhà bác có dấu hiệu hư hỏng, được cha mẹ gửi, “ông trùm” đều chú tâm vào dạy cháu rất tốt. “Ông trùm” cho các cháu “ra đời”, va chạm với đời để biết thế nào là “bể khổ” mà tự phải điều chỉnh… Đây là điểm yếu của “ông trùm” mà sau đó, Dũng “mặt sắt” khai thác triệt để.
|
Dũng "mặt sắt". |
Người ta cho rằng, cái “tượng đài” đó dù là có thực hay chỉ là truyền miệng cũng phải là người khác chứ không phải là đối tượng giang hồ. Điều này thì đúng và đáng khen cho cái suy nghĩ tiến bộ, không “thấy người khác hơn là tức” của ai đó. Thế nhưng, thực tế lại khác, họ đập “tượng đài” giang hồ để dựng “tượng đài” giang hồ khác nên. Đây thực sự là điều không thể chấp nhận được. Dù rằng, có lời bao biện là Dũng “mặt sắt” thành lập công ty, nhập khẩu ô tô chứ có bao biên hàng hoá buôn lậu đâu? Giải thích cho những người ngoài cuộc, họ tin nhưng người trong cuộc, thừa biết, Dũng đứng đằng sau giật dây tất thảy hoạt động bao biên, chẳng khác gì Phương Ninh Hột trước đó, thậm chí y còn “đè đầu, cưỡi cổ” các chủ hàng bằng những thủ đoạn kinh điển nhưng “hiệu quả” hơn Phương rất nhiều. Hàng tháng, Dũng nhận được khoản phí bao kê ngầm ở đó khá lớn. Vì không có đối chứng nên Dũng vẫn được “xây tượng đài”.
Khi đường dây buôn lậu của Dũng “mặt sắt” bị triệt phá, người ta công nhận rằng, “số” giang hồ của Phương Ninh Hột “cao” theo nghĩa bóng của từ này. Và, người ta nói rằng, kẻ đã lật đổ đại ca bằng “chiêu bẩn”, cũng dễ dàng bị người khác lật đổ bằng “chiêu bẩn” hơn.
Giang hồ thất thế?
Tháng 5/2009, Phương Ninh Hột mắc bẫy giang hồ đất Mỏ vùng biên là Dũng “mặt sắt”. Trong năm đó, Phương Ninh Hột bị bắt. Đất mỏ vùng biên có “đế chế” giang hồ “có số” mới. Thế nhưng, biết được các giang hồ khác cũng rất hấm hức, hậm hực, thậm chí đứng đằng sau thúc đẩy cho mình lật đổ Phương Ninh Hột thật nhanh nên Dũng vẫn để cái chuyện hàng hoá lậu qua biên giới được “dễ thở” hơn là thời Phương còn “kiểm soát”. “Kiểm soát” ở đây được hiểu là bao biên ngầm chứ chúng không dám tranh phần của cơ quan chức năng. Chúng “lách” cơ quan chức năng để thu “bảo kê”.
Theo Thành Nam (Nguoiduatin.vn)