Chỉ trong vòng 1 tháng, từ Hải Phòng rồi đến Hà Nội đã xảy ra các vụ đập phá với số lượng lớn bát hương tại nghĩa trang. Theo các luật sư, hành vi phá hoại trên đã vi phạm pháp luật hình sự, cần phải được xử lý nghiêm.
|
Bà Nguyễn Thị Đức (ở Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) chỉ những ngôi mộ của gia đình ở Dương Nội bị phá bát hương. Ảnh: I.T |
Ví dụ người có hành vi đập phá bát hương là người tâm thần, hoặc trẻ em là một chuyện. Còn với người bình thường, họ thực hiện hành vi trên nhằm mục đích trả thù hoặc mục đích gì khác thì phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cần xử lý nhanh, nghiêm khắc
Trong khi đó, luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết: Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Đập phá bát hương chính là hủy hoại một phần mồ mả.
“Mồ mả tổ tiên, cha ông, mỗi gia đình đều coi đó là nơi trang nghiêm chứa đựng giá trị về mặt tâm linh. Đây cũng là truyền thống văn hóa của dân tộc được pháp luật bảo vệ. Nếu bỗng dưng phần mộ của gia đình bị kẻ nào đó phá hoại thì những người trong gia đình tránh sao được sự hoang mang, suy nghĩ và cả bức xúc. Chính vì thế những vụ đập phá hàng trăm bát hương ở nghĩa trang cần được cơ quan tố tụng xử lý nhanh và nghiêm khắc” - luật sư Ngô Ngọc Thủy phân tích.
Trước đó vào tháng 8.2010, tại phường Dương Nội cũng xảy ra vụ xâm hại mồ mả gây xôn xao dư luận. Các đối tượng Dương Văn Sơn (SN 1971), Nguyễn Văn Đương (SN 1962) và Phạm Hồng Kỳ (SN 1979), cùng trú tại phường La Khê, quận Hà Đông đã đổ bùn thải vào nghĩa trang Đồng Trưa, phủ lấp hoàn toàn 35 ngôi mộ chưa cải táng. Hành vi của 3 đối tượng đã bị truy tố về tội xâm phạm thi thể, mồ mả.
Năm 2011, qua hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, đối tượng Dương Văn Sơn bị tuyên 24 tháng tù; Nguyễn Văn Đương 18 tháng tù và Phạm Hồng Kỳ bị tuyên hơn 8 tháng tù, bằng đúng thời gian bị tạm giam.
Điều 246 - Bộ luật Hình sự: Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. 1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. |
Theo Ngọc Lương (Dân Việt)