|
Các bị cáo tại tòa. Ảnh Việt Văn |
Cụ thể, đối với Cty Tấn Phát của bị cáo Dương Thanh Cường, luật sư Hòa yêu cầu công ty này phải trả 250 tỷ đồng trong đó tiền gốc là 170 tỷ. Nếu công ty này không có khả năng thanh toán đầy đủ gốc và lãi khoản vay thì ngân hàng Agribank sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Trong khoản vay này, luật sư Hoà cũng yêu cầu được nhận lại tài sản số 10 Âu Cơ (quận Tân Phú). Đây là tài sản mà bị cáo Dương Thanh Cường mang đi thế chấp vay ở Agribank Chi nhánh 6 TPHCM, sau đó Cường đã mượn lại mang đi thế chấp ở ngân hàng Phương Nam.
Ngoài ra, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Agribank cũng yêu cầu được nhận lại 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà Cty Thanh Phát của bị cáo Dương Thanh Cường thế chấp vay ở ngân hàng này. Tuy nhiên Cường đã lừa đảo mượn lại đi thế chấp vay ở ngân hàng Phương Nam. “Ngoài ra, đối với lô đất 38ha ở Long An, Agribank cũng xin nhận lại để khắc phục hậu quả do hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bị cáo Dương Thanh Cường trong vụ án này”, luật sư Hòa nêu quan điểm.
Ngân hàng Phương Nam nói không
Tuy nhiên, trước quan điểm cho rằng tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và số 10 Âu Cơ là của Agribank, luật sư Lưu Văn Tám bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng Phương Nam nói không có cơ sở.
|
Luật sư Lưu Văn Tám phản đối quan điểm của Agribank. Ảnh Việt Văn |
Hơn nữa, luật sư Tám chỉ ra việc thế chấp 23 tài sản giữa Cty Thanh Phát, Cty Bình Phát và ngân hàng Phương Nam đã được UBND xã Phong Phú, huyện Bình Chánh xác nhận. Sau khi kí hợp đồng thế chấp, ngân hàng đã thực hiện đúng quy định bảo quản tài sản, giấy tờ.
Việc cơ quan điều tra thu giữ 23 tài sản thế chấp này là chưa đúng pháp luật nên yêu cầu trả lại cho ngân hàng Phương Nam. Bởi tại thời điểm thu giữ, giữa ngân hàng và bên vay thế chấp đã thanh lý hợp đồng vay và đang xử lý tài sản theo thỏa thuận.
Riêng về lô đất 38 ha ở Long An, luật sư Tám đề nghị tòa không xem xét trong vụ án này, nếu các bên có yêu cầu, tranh chấp thì nên giải quyết ở phiên tòa dân sự khác.