Ở Việt Nam, tài xế thường xuyên phải đỗ xe trên vỉa hè hoặc bật vỉa hè để vào nhà. Với vỉa hè thấp, tài xế có thể chạy thẳng lên theo góc 90 độ nhưng nếu vỉa hè cao, cần lên chéo chân để không chạm gầm.
Theo đó, nên để thân xe tạo góc chéo khoảng 45-60 độ so với vỉa hè và lên từng bánh. Như vậy tài xế sẽ dò đường, tránh cản trước chạm nền.
Khi đỗ trên đường thẳng, tài xế thường trả thẳng lái. Nhưng khi đỗ trên dốc, không nên áp dụng phương pháp này. Ngược lại, hãy xoay vô-lăng vào trong lề đường.
Ví như trong trường hợp này, xoay hết vô-lăng sang phải để nếu xe có lỡ mất phanh, trôi dốc sẽ lao vào lề đường chứ không chạy ra ngoài.
Khi phải tiến, lùi liên tục để đưa xe vào chuồng hoặc quay đầu nơi đường hẹp, hãy luôn nhớ quy tắc tiến già, lùi non. Tức là khi tiến, hãy tiến hết mức có thể vì lúc này tài xế chủ động quan sát không gian phía trước, ngược lại nếu lùi, hãy lùi non hơn mức bạn cho là an toàn, vì khoảng không gian phía sau có những điểm mù không thể thấy hết qua gương chiếu hậu, lùi non để giữ an toàn nhất.
Đây là nguyên tắc khi vào đường hẹp. Nếu đầu đã qua thì chắc chắn đuôi cũng sẽ qua vì đầu rộng hơn do có hai gương chiếu hậu. Tuy nhiên, bắt buộc phải để vô-lăng thẳng hợp lý. Nguyên tắc này không áp dụng cho xe tải vì có nhiều xe thùng rộng hơn nhiều so với đầu.
Khẩu quyết này thường áp dụng cho các tài xế mới lái. Khi đi trên đường, góc bên phải (góc xa) thường khó quan sát hơn vì xa tài xế. Do đó, để an toàn, hãy bo sát bên trái đến mức an toàn, nhường không gian càng rộng càng tốt cho bên phải. Đồng thời bo sát bên trái sẽ bịt lối không cho xe máy vượt hoặc lách ẩu.
Một kẻ thù khác của ôtô ở Việt Nam là những nắp cống, hố ga hay rãnh nước sát lề đường. Còn rất nhiều hơn để hở hoặc có nắp nhưng chất lượng yếu. Tài xế nếu chủ quan cứ chạy xe vào đỗ như bình thường có thể phải trả giá vì bánh sụt hố ga, rãnh nước. Vì thế khi đỗ xe sát lề đường, hãy quan sát từ xa để chắc chắn không có mối nguy hại nào thì mới tiến tới đỗ.
Theo Đức Huy (VnExpress.net)