Theo số liệu của Liên đoàn công nghiệp Thái Lan (FTI), năm 2014 vừa qua, doanh số bán ô tô trong nước của Thái Lan chỉ đạt hơn 881.800 chiếc, giảm 34% so với năm 2013 và là năm thứ hai liên tiếp, thị trường suy giảm. Điều này khiến cho sản xuất ô tô của Thái Lan trong năm qua cũng suy giảm, đạt mức 1,88 triệu chiếc (kể cả xuất khẩu).
Tại Indonesia, năm 2014 vừa qua, doanh số bán ô tô cũng giảm nhẹ khiến năng lực sản xuất cũng giảm từ 1,4 triệu xe còn 1,3 triệu xe.
Tiêu thụ xe tại Thái Lan giảm được lý giải là do đã kết thúc các chương trình trợ giá cho người mua xe lần đầu; bên cạnh đó, việc cho vay mua xe ô tô bị thắt chặt hơn bởi cho vay dễ dãi khiến nợ xấu cao thời gian qua. Tại Indonesia, Chính phủ nước này cũng bỏ hỗ trợ giá xăng dầu và thắt chặt cho vay mua xe nên nhu cầu giảm nhẹ.
Tổng công suất toàn khu vực ASEAN mới ở mức 5 triệu xe, vì vậy về lâu dài nguồn cung vẫn thiếu và cần bổ sung. |
Dự báo thị trường ô tô tại ASEAN năm 2018 sẽ đạt đến con số 4,7 triệu chiếc và có thể lên tới 8 triệu chiếc vào thời điểm 2030. Hiện tổng công suất toàn khu vực mới ở mức 5 triệu xe, vì vậy về lâu dài nguồn cung vẫn thiếu và cần bổ sung.
Cuộc đua với Philippines
Tại ASEAN, có 2 địa điểm mà các nhà đầu tư quan tâm tới là Philippines và Việt Nam. Đây là hai quốc gia đông dân với trên 200 triệu người, có tiềm năng lớn và sử dụng xe tay lái thuận, trong khi tại Đông Nam Á chưa có trung tâm nào sản xuất xe tay lái thuận lớn cung cấp cho cả khu vực. Chính vì vậy, các nhà đầu tư vẫn mong muốn đầu tư vào đây.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư vào sản xuất ô tô để phát triển ngành công nghiệp này, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Việt Nam có một số thuận lợi, đó là thị trường ô tô có tiềm năng lớn. Dự báo sau 2020, khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vượt 3.000 USD thì nhu cầu về ô tô sẽ bùng nổ. Hiện cả nước mới chỉ có 2 triệu ô tô các loại, tỷ lệ ô tô bình quân đầu người còn rất thấp, đến 2030 tiêu thụ ô tô có thể vượt 1 triệu xe/năm. Cùng với đó giá nhân công tại Việt Nam thấp, giúp giảm chi phí sản xuất.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung, sửa đổi mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2016 thì thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô giữ nguyên như hiện nay. Như vậy việc giảm thuế chỉ có thể thực hiện sớm nhất vào năm 2017. |
Các bất lợi trên đã làm cho chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn Thái Lan, Indonessia từ 20-30%, khiến xe sản xuất lắp ráp khó cạnh tranh với xe nhập khẩu.
Muốn thu hút đầu tư, theo các chuyên gia, Chính phủ cần nhanh chóng tăng quy mô thị trường, cùng với đó là duy trì giá nhân công thấp và đẩy mạnh tăng năng lực của công nghiệp hỗ trợ để có thể cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và năng suất sản xuất.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, cần có các biện pháp cụ thể để bù đắp chênh lệch về chi phí sản xuất so với xe nhập khẩu từ các nước khác.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, vấn đề quan tâm nhất của các DN chính là quy mô thị trường. Quy mô thị trường lớn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn và thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển. Ví dụ như sản xuất xe máy, với quy mô thị trường hiện ở mức 3 triệu xe/năm thì không cần khuyến khích các DN cũng vẫn đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ và tỷ lệ nội địa hóa đạt cao tới hơn 90% nhiều mẫu xe. Vì vậy, việc cần làm là giảm thuế phí, để cho giá xe rẻ, người dân có thể dễ dàng tiếp cận với ô tô. Quy mô thị trường tăng sẽ giữ chân được các nhà đầu tư.
Mới đây, Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô giai đoạn 2025, tầm nhìn đến 2035 và khẳng định thúc đẩy phát triển ngành sản xuất này. Các chính sách cụ thể đang được xây dựng. Vì thế, nhiều DN FDI ô tô tại Việt Nam vẫn "án binh bất động", không đầu tư thêm để ngóng đợi chính sách cụ thể. Nếu không có chính sách tốt, công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ không còn cơ hội.