Để chai nước trong ôtô dưới trời nắng có thể gây hỏa hoạn

21/08/2017 13:59:00

Ánh nắng khúc xạ qua chai nước sẽ tập trung năng lượng có thể đốt cháy các chất liệu như da bọc ghế.

Ánh nắng khúc xạ qua chai nước sẽ tập trung năng lượng có thể đốt cháy các chất liệu như da bọc ghế.

 

"Tôi nhìn xung quanh và nhận ra ánh nắng khúc xạ qua chai nước và bắt đầu khiến ghế xe bắt lửa", Amuchastegui giải thích. Người đàn ông này lập tức chia sẻ câu chuyện lên trang mạng xã hội.

"Nhiều đồng nghiệp thậm chí nghĩ anh ấy dựng chuyện", Melissa Thom, một chuyên viên truyền thông trong công ty của Amuchastegui kể lại với CBS News. "Ai cũng sửng sốt khi biết đó là sự thật".

Để chia sẻ và cảnh báo về mối nguy hiểm ít người ngờ tới, Amuchastegui dựng video tái hiện điều đã xảy ra, dưới sự giám sát của quản lý an ninh công ty anh.

Video cho thấy khói bay lên rất nhanh sau khi chai nước được đặt trực tiếp dưới ánh nắng ở ghế trước, để lại hai vết cháy đen nhỏ trên da bọc ghế.

"Một chai nhựa tròn đựng đầy nước sạch không khác gì một thấu kính hội tụ năng lượng mặt trời vào một điểm", Amuchastegui giải thích.

Video thu hút hàng trăm nghìn lượt xem, trong đó có Sở cứu hỏa Midwest ở Oklahoma, nơi cũng tự mình thực hiện thử nghiệm riêng và đưa ra kết luận: "Nhựa dẻo thường bắt đầu cháy ở nhiệt độ 235 độ C. Sẽ không mất quá nhiều thời gian để lửa xuất hiện nếu đủ điều kiện, tùy thuộc vào việc ánh sáng được tập trung thế nào".

Sở cứu hỏa Midwest tái hiện trải nghiệm của Amuchastegui, đốt cháy một lỗ trên một tờ giấy bằng việc sử dụng chai nhựa nhỏ.

"Chiếc chai giống như kính lúp - thứ mà bạn thường dùng để đốt lá cây khi còn nhỏ. Chúng có cùng nguyên lý".

Dù nói rằng các tài xế không nên lo lắng về việc để lại đồ uống có màu hoặc chai có màu trong xe, nhưng đại diện Sở cứu hỏa Midwest cũng khuyến cáo, nên để các chai nước trắng tránh xa ánh nắng. Nếu thấy có mùi cháy hoặc vệt cháy trong xe, nên lập tức đưa chai nước ra khỏi sự tác động trực tiếp của mặt trời.

Thực tế, những yếu tố góp phần tạo ra cháy trong trường hợp trên gồm:

- Góc chiếu của ánh nắng.
- Hình dạng và độ trong của vỏ chai.
- Chai đựng đầy nước.
- Vật liệu dễ bắt lửa.

Vì thế, điều bạn nên làm là:

- Đừng để các loại chai trong ôtô (hoặc gần cửa kính trong nhà) - nếu buộc phải làm thế, hãy lấy thứ gì đó phủ kín chai.
- Tốt hơn là dùng các loại chai đựng nước không phải bằng thủy tinh hoặc nhựa.
- Chia sẻ thông tin với những người khác nhằm ngăn chặn nguy cơ gây cháy.

Theo Mỹ Anh (VnExpress.net)