Những vụ va chạm là nguyên chính gây chấn thương hoăc thậm chí là tử vong đối với những người sử dụng xe ô tô. Tai nạn là điều không thể dự đoán trước, nhưng với một số lưu ý trong khâu chăn sóc bảo dưỡng xe thì hoàn toàn có thể hạn chế nó xảy ra.
Khâu kiểm tra bảo dưỡng xe là yếu tố vô cùng quan trọng để “tránh xa” những vụ va chạm. Dưới đây là 4 bộ phận cần thường xuyên được chăm sóc trên chiếc xe.
Lốp xe
Lốp xe, chính là đôi chân của chiếc, khi nó khỏe mạnh tức là việc vận hành sẽ được trơn tru và an toàn. Ngược lại khi lốp xe đã quá mòn hay ấp suất lốp không đúng chuẩn sẽ dễ dẫn đến những vụ tại nạn khi gặp điều kiện đường xấu hay khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Nên thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xe, mỗi loại lốp có một mứa áp suất tiêu chuẩn việc cần làm là tuân thủ theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. Nên lựa chọn lốp theo mùa để phù hợp với điều kiện đường xá và khí hậu, theo tải trọng hoặc theo tốc độ…Ngoài ra, độ mòn của lốp cũng là yếu tố cần lưu ý, những chiếc lốp quá mòn sẽ không đảm bảo an toàn.
Ắc quy
Ắc-quy là một trong những thiết bị quan trọng nhất trên xe hơi, đảm niệm vai trò tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho các thiết bị tiêu thụ điện (phụ tải) như máy khởi động, kích thích máy phát xoay chiều. Ắc-quy sẽ cung cấp điện năng cho các phụ tải khi máy phát điện chưa làm việc hoặc vòng tua máy chưa đạt tốc độ quy định.
Giữ cho ắc-quy sạch sẽ không chỉ giúp thiết bị này duy trì hoạt động ổn định àm còn tăng tuổi thọ của chúng. Các chất bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn điện làm mất năng lượng của ăc-quy.
Dầu và bộ lọc dầu
Dầu và bộ lọc dầu là những bộ phân nên thay định kỳ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Đây là 2 bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ và khả năng vận hành của chiếc xe. Không những vậy nếu bộ phận dẫn dầu bị rò rỉ có thể gây ra hỏa hoạn hoặc gây tai nạn cho những chiếc xe khác khi rơi xuống mặt đường.
Ngoài các tác dụng bảo vệ động cơ khỏi mài mòn, chống gỉ, giảm tình trạng nóng máy, giảm ma sát, đảm bảo hiệu suất, giữ cho động cơ sạch và chống đóng cặn, dầu động cơ còn có chức năng đặc biệt đó là chỉ số của nhớt ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình làm việc.
Trong khi đó bộ lọc dầu giúp bảo vệ hệ thống bôi trơn tránh những hao mòn của các chi tiết bên trong động cơ. Các rãnh kim loại trong lúc hoạt động có thể bị nứt hoặc bị bào mòn nếu không được kịp thời bôi trơn, có thể dẫn đến hiện tượng bào mòn động cơ. Do đó, một bộ lọc dầu sẽ được lắp đặt bên dưới động cơ giúp dầu được lọc cẩn thận và trực tiếp giảm thiểu mài mòn các chi tiết động cơ.
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng 2 bộ phân này sẽ giúp bạn có một chiếc xe “khỏe mạnh” và an toàn. Theo kiến nghị của các chuyên gia, nên thay thế dầu khi xe lưu hành từ 3 – 6 tháng, hoặc từ 5.000 km và khoảng 10.000 km đối với bộ lọc dầu.
Theo Phong Linh (Autocafe.vn)