Người điều khiển cố đánh lái khi ôtô đang bị khóa (lock), nổ máy vô-lăng hoạt động bình thường.
Nhiều tài xế, đặc biệt là những tài mới, phụ nữ thỉnh thoảng gặp trường hợp nổ máy nhưng không thể xoay vô-lăng vì đã bị khoá. Phần đông lái xe khi bị lần đầu thường "tá hoả" gọi điện cầu cứu. Thực tế đây chỉ là một tính năng của xe hơi đề phòng xe bị đánh cắp. Nguyên nhân đến từ chính tài xế hoặc ai đó, sau khi tắt máy vẫn cố xoay vô-lăng.
Ôtô khi tắt máy mà xoay vô-lăng thì sẽ bị khóa, việc này dùng để chống trộm do nhà sản xuất thiết kế. Vô-lăng chỉ bị khóa khi động cơ tắt (không hoạt động), khi đó bơm trợ lực không hoạt động.
Những xe sử dụng hệ thống lái trợ lực điện, tắt máy, động cơ không hoạt động, bơm dầu thủy lực hỗ trợ lái (và cả hỗ trợ phanh) sẽ mất nguồn cấp năng lượng nên lái bị nặng. Khi đó phải dùng lực lớn hơn bình thường để đánh lái, chứ không phải bị khóa vô-lăng. Chị em phụ nữ, chân yếu tay mềm nên rất khó đánh lái.
Tắt máy rồi đánh vô-lăng không bị khóa.
Vô-lăng chỉ bị khóa chặt khi người điều khiển cố đánh lái lúc ôtô đã bị khóa (lock). |
Mở khóa xe, vô-lăng vẫn bị khóa chặt. |
Vô-lăng chỉ có thể trở lại bình thường sau khi khởi động động cơ. |
Những ôtô sử dụng chìa cơ, khi vô-lăng bị khóa sẽ khó tra chìa vào ổ khóa. Để mở cần lắc nhẹ vô-lăng, đồng thời cắm chìa vào ổ. Hoặc trong một số trường hợp đậu xe, bánh lái không thẳng mà vẫn tắt máy, rút chìa khóa thì đôi khi bị khóa vô-lăng.
Vô-lăng bị khóa chỉ là tính năng an toàn, chống trộm và không ảnh hưởng hay gây hại gì cho hệ thống lái của xe, các chuyên gia kỹ thuật cho biết, khi ôtô chưa nổ máy thì không nên đánh lái "chết" và khi đỗ xe nên đánh lái thẳng.
Theo Lương Dũng (VnExpress.net)