Tang vật và phương tiện vi phạm hành chính được tạm giữ như thế nào?

03/07/2021 15:21:57

Nhằm phục vụ việc xử lý vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức, chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp tạm giữ tang vật và phương tiện vi phạm hành chính.

Theo Luật xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu phương tiện vi phạm hành chính thì có thẩm quyền tạm giữ phương tiện, tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính.

Theo đó, quy trình tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính được quy định như sau:

- Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì Thủ trưởng trực tiếp của Cảnh sát giao thông phải tạm giữ ngay phương tiện vi phạm hành chính;

- Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo Thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính để xem xét ra quyết định tạm giữ.

phương tiện vi phạm
Thời hạn tạm giữ xe tối đa không quá 30 ngày

Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

Bên cạnh đó, theo quy định, mọi trường hợp tạm giữ phương tiện phải được lập thành biên bản.

- Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm.

Trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

- Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản phương tiện đó. Trong trường hợp phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Thu Hà (Cartimes.vn)