Nóng 40 độ C, xe máy cũng 'ngã bệnh', cần làm gì?

16/05/2019 13:00:00

Kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch chia sẻ về lỗi quên đổ nước làm mát

Dưới thời tiết gần 40 độ C, xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị tác động nhiều nhất. Vì vậy, khi đi bảo dưỡng chủ xe cần kiểm tra các bộ phận quan trọng như dầu nhớt, nước làm mát, áp suất lốp...

Vào mùa nắng nóng, các tỉnh thành trên cả nước đều phải gồng mình chịu đựng mức nhiệt lên đến 40 độ C. Đặc biệt, tác động trực tiếp đến người điều khiển cũng như phương tiện khi tham gia giao thông. Với xe máy, tiết trời nắng nóng khắc nghiệt khiến một số bộ phận trên xe máy nhanh chóng bị hao hụt, quá tải.... Nếu chủ xe không quan tâm tới xe của mình, có thể dẫn đến nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Nóng 40 độ C, xe máy cũng 'ngã bệnh', cần làm gì?
Kiểm tra dầu nhớt và nước làm mát định kỳ cho xe máy. Ảnh: Internet.Nhãn

Việc bảo dưỡng xe định kỳ là một trong những biện pháp giúp xe tăng tuổi thọ. Khi đi bảo dưỡng xe máy cần kiểm tra một số bộ phận cơ bản, như dầu nhớt, nước làm máy, hệ thống phanh, ắc quy, kim phun, két nước, bugi đánh lửa, xích hay dây cua roa dẫn động.... Vì khi vận hành trong điều kiện thời tiết nắng nóng, các bộ phận này rất dễ bị hao mòn, nảy sinh hư hỏng.

Cụ thể, các kỹ sư sẽ kiểm tra lượng nước làm mát của xe để đảm bảo sự vận hành tốt hơn. Vì vậy, với điều kiệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt khiến các loại dung dịch này nhanh chóng bị hao hụt, xuống cấp... gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên xe. Hiện này phần lớn các dòng xe máy, xe tay ga scooter tại Việt Nam đều sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra dung dịch nước làm mát cho xe.

Nóng 40 độ C, xe máy cũng 'ngã bệnh', cần làm gì? - 1
Các bộ phận trên xe được bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp cho sự vận hành của xe được tốt hơn. Ảnh: Internet.

Dầu động cơ cũng là một trong những lưu ý, bạn có thể dễ dàng kiểm tra, thông qua việc theo dõi lịch bảo dưỡng định kỳ, số kilomet mà xe đã vận hành kể từ lần thay thế gần nhất. Thông thường, đối với một số mẫu xe máy, xe tay ga, nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nhớt máy sau khoảng 2.000 km. Ngoài ra, nếu không nắm được con số này, bạn nên tháo cây thăm nhớt và quan sát màu dầu nhớt. Nếu màu của dầu nhớt là màu đen thì đã đến lúc phải thay dầu, trong khi đó nếu dầu trên cây thăm có màu da cam là dầu nhờn còn tốt. Bên cạnh đó, khi thay dầu động cơ nên đọc sách hướng dẫn, hoặc tham khảo thông tin tại các địa lý, trạm dịch vị để chọn loại dầu có độ nhớt phù hợp với động cơ của xe.

Với lốp xe - bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên thường hay gặp sự cố. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến độ mòn của lốp. Nếu gai lốp đã quá mòn, hay phát hiện thành lốp bị phù… dẫn đến lốp không thể hỗ trợ được sự di chuyển của xe. Khi đó, nhiên liệu sẽ bị hao tốn nhiều hơn so với bình thường.

Với bu gi - bộ phận đánh lửa trên xe nên thay thế hoặc bảo dưỡng định kỳ sau 8.000 - 10.000 km. Ngoài ra nên chú ý, kiểm tra tình trạng các bộ phận dễ mắc bệnh trên xe máy trong mùa nắng nóng như: ắc quy, phanh, hệ thống lọc gió...Vì mọi sự cản trở của một bộ phận trên xe đều gây ảnh hưởng đến sự vận hành xe.

Nóng 40 độ C, xe máy cũng 'ngã bệnh', cần làm gì? - 2
Áp suất lốp cũng rất quan trọng cho xe. Ảnh: Internet.

Đơn cử như việc để xe luôn trong tình trạm bám bụi bẩn trong những ngày nắng nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả tản nhiệt của một số bộ phận trên xe. Đặc biệt, khi bùn đất bám quá nhiều bên ngoài lóc máy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tản nhiệt động xe, dẫn đến tình trạng nóng máy, quá nhiệt và nhiều hệ quả đi kèm. Vì vậy, vào những ngày nắng nóng, bạn nên thường xuyên rửa xe để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất bám trên xe.

Lưu ý đối với việc lưu đậu xe tại địa điểm cố định cũng làm ảnh hưởng đến tuổi tác của xe. Trường hợp đậu xe tại khu vực râm mát hoặc tầng hầm đậu xe sẽ duy trì tuổi thọ màu sơn xe, tránh ánh nắng tác động trực tiếp lên xe. Nếu xe để dưới thời tiết nắng 40 độ C không có che chắn, yên xe là bộ phận trực tiếp tác động nhiều nhất, chủ xe nên chuẩn bị áo chống nắng cho xe.

Ngoài ra, khi bảo dưỡng chủ xe cần lưu ý lựa chọn các địa điểm bảo dưỡng xe. Nên đến các đại lý, trạm dịch vụ sửa chữa để kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trên xe, vừa uy tín và chất lượng.

Theo Thy Nhung (Pháp Luật TPHCM)