Dưới đây là những chiếc xe “bản sao” và nguyên mẫu của nó:
1982 Cedric Turbo Brougham – 1980 Rolls-Royce Silver Spur
Mặc dù kém nổi nhưng Silver Spur vẫn là một chiếc Rolls-Royce sang trọng và là chiếc xe đầu tiên mang biểu tượng “Thiếu phụ bay” Spirit of Ecstasy đặc trưng của hãng này.
Bởi nét độc đáo trong các thiết kế xe nên không thiếu những chiếc xe nhái Rolls-Royce, tuy nhiên, chiếc xe Cedrive Turbo Brougham đời 1982 thì quá trắng trợn. Nó chỉ thiếu biểu tượng “Thiếu phụ bay” ở nắp capo là có thể hoàn toàn biến thành một chiếc Rolls-Royce giá bình dân.
Thêm vào đó, tên gọi “Turbo” cũng không phù hợp với chiếc xe với bộ động cơ không được đánh giá cao về sức mạnh này.
1973 Nissan Skyline GT-R – 1970 AMC Javelin
Nếu 2 chiếc xe này được đặt cạnh nhau, ngay cả một tín đồ của những chiếc xe “cơ bắp” cũng khó có thể chỉ ra sự khác biệt giữa chúng.
Javelin là một trong những sản phẩm mang tính biểu tưởng của hãng AMC, bên cạnh chiếc xe thể thao AMX mạnh mẽ cùng hãng. Chiếc xe đời 1970 được đánh giá cao nhờ hiệu suất tổng thể khá tốt bên dưới vẻ ngoài “hình hộp” vui nhộn.
Trong khi đó, Skyline có thiết kế vẻ ngoài tương tự nhưng đã trau chuốt hơn cũng sở hữu khả năng lái và vận hành mượt mà.
Lincoln Continental Concept – Bently Continental Flying Spur
Ngay khi hãng xe Lincoln ra mắt chiếc Lincoln Continental bản concept, ai cũng nhận thấy rằng thiết kế của chiếc xe này có rất nhiều điểm tương đồng so với chiếc Continental Flying Spur của hãng Bentley
Trên thực tế, chính nhà thiết kế Luc Donckerwolke của Flying Spur cũng đã “dằn mặt” trên trang Facebook của hãng Lincoln rằng “Liệu có cần chúng tôi gửi luôn cả dụng cụ và máy móc không?”, ngụ ý ám chỉ hãng này đã sao chép y nguyên thiết kế của ông.
Bently Continental Flying Spur là một chiếc sedan tốt, tạo ra cảm hứng cho nhiều nhà sản xuất khác học hỏi và tham khảo nhưng không phải cách sao chép lộ liễu như hãng Lincoln đã làm.
1973 Toyota Celica Liftback – 1970 Ford Mustang
Không thể phủ nhận Ford Mustang là một trong những chiếc xe mang tính biểu tượng đến mức rất nhiều mẫu xe “cơ bắp” đều lấy cảm hứng thiết kế từ mẫu xe này.
Tuy nhiên, có một ranh giới giữa “cảm hứng” và “ăn cắp”, và chiếc xe Toyota Celica Liftback đời 1973 rõ ràng đã vượt qua ranh giới đó. Không chỉ có phần đầu xe tương tự, mà phần đuôi xe của Liftback là một “bản sao” bằng carbon chiếc Mustang 1970.
Công bằng mà nói, Toyota Celica Liftback hóa ra là một chiếc xe tốt, nhưng rõ ràng nó đã "vay mượn" hầu hết mọi thứ từ Mustang.
Alfa Romeo 4C – Lotus Elise
Nhiều người hẳn sẽ nghĩ thiết kế của Alfa Romeo 4C là nguyên bản bởi hãng xe này nổi tiếng vì những ý tưởng thiết kế đẹp. Tuy nhiên, rõ ràng 4C được “lấy cảm hứng” khá nhiều từ Lotus Elise. Vậy nhưng, mẫu xe của hãng Lotus được đánh giá là có thiết kế mượt mà và nổi bật hơn trên đường.
Tuy nhiên, Romeo 4C có thể tự hào khi sở hữu động cơ công suất 217 mã lực của Elise, nhưng cả hai đều có khả năng vận hành tốt. Theo đánh giá của người dùng, Lotus Elise sẽ là lựa chọn tốt hơn cho một chiếc xe thể thao hạng nhẹ.
Suzuki Jimny – Mercedes-Benz G-Class
Bất chấp tất cả những lời khen ngợi mà mẫu xe mới Suzuki Jimny liên tục nhận được, điều đó cũng không thể che giấu sự thật rằng nó đã đạo nhái một cách trắng trợn thiết kế từ chiếc G-Wagen mang tính biểu tượng.
Nhiều người hâm hộ Jimny gọi nó là “Mini G-Wagen”, và hãng Suzuki có vẻ vẫn tự hào về điều đó. Trên thực tế, Suzuki Jimny hoàn toàn xứng đáng với biệt danh đó nhờ sở hữu hiệu suất xe khá mạnh mẽ và thiết kế hình hộp hoạt động rất tốt.
Toyota Mega Cruiser – Hummer H1
Đây là một bản sao trắng trợn khác của một chiếc SUV mang tính biểu tượng Mega Cruiser và cũng là “nỗ lực thất bại” của Nhật Bản trong việc chế tạo chiếc Hummer của riêng họ.
Công bằng mà nói, Mega Cruiser là một chiếc off-road không tệ. Tuy nhiên, chiều rộng lên đến 85 inch khiến việc lái nó trên những con phố chật hẹp ở Nhật Bản là gần như không thể. Đây là một trong những lý do chính khiến “khủng long” off-road nước Nhật bị ngừng sản xuất vào năm 2002.
Theo Thanh Lam (VietNamNet)