Kỹ năng phanh gấp an toàn khi đi xe máy

04/03/2024 11:05:31

Với tình trạng giao thông đông đúc như hiện nay thì khi di chuyển ngoài đường, chúng ta sẽ phải sử dụng phanh gấp trong nhiếu tình huống. Vậy phanh gấp như thế nào mới là đúng và an toàn?

 

Thực tế tại Việt Nam, đã có không ít vụ tai nạn do chính người điều khiển tự gây ra do sử dụng phanh xe máy không đúng cách trong những tình huống khẩn cấp. Để tránh tai nạn xảy ra, người dùng xe máy nên hết sức lưu ý và phanh đúng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người cùng tham gia giao thông.

Kỹ năng phanh gấp an toàn khi đi xe máy
Nắm vững kỹ năng phanh xe máy giúp cho người điều khiển xử lý tốt và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Cách phanh xe số an toàn: Để phanh xe số an toàn bạn nên nhả ga từ từ sau đó đạp thắng chân và bóp thắng tay cùng lúc trong trường hợp phải phanh gấp.

Cách phanh xe tay ga an toàn: Đối với xe tay ga thì nên dùng phanh trái phanh nhẹ với lực vừa phải và nên phanh chậm rãi tránh phanh đột ngột. Nếu như phải phanh đột ngột thì an toàn nhất là bạn nên bóp cả 2 phanh trái và phải cùng một lúc.

Kỹ năng phanh gấp an toàn khi đi xe máy - 1
Rất nhiều người đi xe tay ga có thói quen chỉ bóp phanh tay phải vốn là phanh bánh trước nên rất nguy hiểm.

Cách phanh xe côn tay an toàn: Phanh xe côn tay an toàn thì bạn nên nhớ nguyên tắc “phanh trước côn sau”. Vì nếu bóp côn trước thì xe sẽ lao đi với tốc độ cao hơn trước khi bóp côn. Vì vậy đối với xe côn tay để phanh an toàn là bóp phanh để kiểm soát tốc độ rồi mới dùng côn để dừng xe an toàn hơn.

Những điều cần nhớ khi phanh trong các tình huống lái xe khác nhau

Phanh khi rẽ: Khi đang nghiêng người để cho xe vào cua, hãy thận trọng khi phanh trong tình huống này. Đạp phanh nhẹ nhàng và êm ái để tránh làm mất thăng bằng của xe.

Phanh trên đường ướt hoặc trơn trượt: Trong điều kiện ẩm ướt hoặc trơn trượt, hãy giảm tốc độ và tăng khoảng cách với xe phía trước. Hãy phanh nhẹ nhàng hơn để tránh bị trượt.

Kỹ năng phanh gấp an toàn khi đi xe máy - 2
Hãy giảm tốc độ và phanh thật nhẹ để giữ an toàn khi trời mưa và đường ẩm ướt

Phanh trên đường địa hình: Trên bề mặt không trải nhựa, hãy sử dụng cả hai phanh nhưng dùng lực nhiều hơn vào phanh sau để tránh bánh trước bị bó cứng và gây ngã, đổ xe.

Phanh khi hoảng loạn: Trong những tình huống hoảng loạn, việc phanh gấp là điều đương nhiên. Tuy nhiên, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và ấn nhẹ nhàng vào phanh để tránh bánh xe bị trượt.

Ngoài ra, chủ xe cũng cần lưu ý bảo dưỡng xe máy định kỳ để phanh luôn hoạt động tốt.

Thay nhớt xe máy

Đối với xe số, nhớ thay nhớt định kỳ cho xe, bởi nhớt xe số có tác dụng bôi trơn làm mát động cơ. Thay nhớt định kỳ làm tăng hiệu suất sử dụng xe, giữ cho tuổi thơ động cơ xe số ổn định lâu dài hơn, nên thay nhớt định kỳ một lần khi xe đi được 2.000km – 3.000km.

Đối với xe tay ga thì bạn phải thay thêm nhớt lap (nhớt hộp số) và nhớ là cứ 3 lần thay nhớt máy thì 1 lần thay nhớt lap.

Thay nhông sên dĩa xe số

Nhông sên dĩa xe số quyết định khả năng vận hành của xe nên khi chạy đây là bộ phận chịu áp lực lớn nhất nên sẽ hao mòn sau 20.000km.
Đây là lúc các bạn nên thay bộ nhông sên dĩa mới cho xe số bởi nếu chủ quan không thay khi đang lái xe bộ sên hao mòn sẽ bị đứt giữa chừng rất nguy hiểm cho người lái.

HV (SHTT)