Tài xế bị phạt tối đa 6 triệu khi lái xe thiếu giấy tờ
Các loại giấy tờ cần khi tham gia giao thông:
Đối với xe máy
Đối với xe máy sẽ có ba loại giấy tờ cần khi lưu thông: bằng lái xe phù hợp với hạng sử dụng, đăng ký xe, bảo hiểm cho xe cơ giới (giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe máy).
Có ba lỗi của người điều khiển xe máy hay hiểu sai:
Thứ nhất: điều khiển xe máy khi bằng lái không cùng hạng ví dụ: bằng lái xe A1 nhưng điều khiển xe máy lớn hơn dung tích, ví dụ 175cm3 trở lên (phải có bằng A2).
Thứ hai: lái xe khi không có bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) bắt buộc hoặc mua bảo hiểm dưới hình thức đối phó các loại bảo hiểm tự nguyện có giá chỉ từ 20.000 đồng.
Thứ ba: không mang theo giấy tờ cần thiết. Do sợ mất, cũ giấy tờ mà nhiều người dùng giấy tờ photo, công chứng và một số phụ huynh cho con em chưa đủ 18 tuổi sử dụng các loại xe máy có dung tích trên 50 phân khối.
Thứ tư: các lỗi về vận hành xe hay gặp gồm thiếu giấy tờ cần thiết (bằng lái, đăng kí, đăng kiểm, bảo hiểm), xe không gương chiếu hậu, vượt đèn đỏ, chuyển hướng không có tín hiệu, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định. Căn cứ nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm khi tham gia giao thông, mức phạt như sau:
Đối với ôtô
Bốn loại giấy tờ cần có: bằng lái xe phù hợp với hạng sử dụng, đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, giấy chứng nhận đăng kiểm.
Ngoài các lỗi thường gặp như xe máy thì người điều khiển ôtô còn hay mắc một số lỗi khi đi đường trường như: Điều khiển xe quá tốc độ, sai làn, điều khiển xe mà trong hơi thở có nồng độ cồn.
Đặc biệt đối với ôtô có một số lỗi như: điều khiển xe mà trong hơi thở có nồng độ cồn, hay chạy quá tốc độ, điều khiển xe lùi trên cao tốc đều có mức phạt là tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên mọi hình phạt đều không đủ sức răn đe nếu ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt.
Trong trường hợp xe mua trả góp, tài xế có thể sử dụng Giấy đăng ký xe dạng bản sao chứng thực và đi kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe.
Bảo hiểm TNDS là bảo hiểm để hỗ trợ chủ xe trong trường hợp khi không may xảy ra các va chạm không mong muốn trên đường. Bảo hiểm sẽ hỗ trợ thanh toán cho bên thứ ba (bên bị va chạm) cho cả người và phương tiện.
Mức bồi thường bảo hiểm về người sẽ được xác định dựa trên bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính. Và mức bồi thường thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới. Như vậy việc bảo hiểm TNDS bắt buộc là bảo vệ cho cả chủ xe và người khác tham gia giao thông và không vô nghĩa như nhiều người vẫn nghĩ.
Cũng cần lưu ý với một số xe kinh doanh dịch vụ vận tải xe chuyên dụng cần mang đủ giấy tờ theo quy định trong khai thác và kinh doanh ví dụ: xe kinh doanh cần có đăng kí kinh doanh, hợp đồng vận tải hay một số loại giấy tờ khác theo đúng quy định.
Theo Đoàn Dũng (VnExpress.net)