Tăng nguy cơ bệnh trĩ
Trả lời trên Daily Mail, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Joseph Salhab cảnh báo, mang theo điện thoại vào toilet có thể khuyến khích bạn ngồi lâu hơn khi đi vệ sinh và làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ.
Việc ngồi bồn cầu quá lâu và rặn mạnh quá mức có thể làm búi trĩ bị ứ máu, gây đau, sưng, thậm chí chảy máu.
Trĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường của cơ thể người, ai cũng có trĩ. Bệnh trĩ là hiện tượng được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Đây là bệnh thường gặp và khá phổ biến.
Nhiễm khuẩn
Một rủi ro lớn khác khi sử dụng điện thoại thông minh trong nhà vệ sinh là bạn có thể làm điện thoại bị nhiễm vi khuẩn trong phân.
Một nghiên cứu năm 2017 về điện thoại di động của học sinh trung học tiết lộ rằng điện thoại cũng có thể chứa vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn nguy hiểm khác.
Trên thực tế, một nghiên cứu của ngành công nghiệp Anh cho thấy màn hình điện thoại thông minh trung bình thậm chí còn bẩn hơn cả bệ toilet.
Và mặc dù bạn có thể là người khắt khe trong việc giữ vệ sinh nhà mình, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết được mức độ vệ sinh ở toilet công cộng là như thế nào.
Rối loạn chức năng sàn chậu
Dành nhiều thời gian trong nhà vệ sinh khiến chức năng sàn chậu bị ảnh hưởng, đặc biệt là các cơ quan như ruột, bàng quang, âm đạo. Nguyên nhân là do ngồi quá lâu ở 1 tư thế khiến cho cơ sàn xương chậu không còn đủ khỏe để nâng đỡ các cơ quan trên.
Làm gián đoạn quá trình đi đại tiện
Trong trường hợp bình thường, mọi người không bao giờ đi vệ sinh quá 10 phút. Thế nhưng, nếu cầm một chiếc điện thoại trên tay thì mọi chuyện sẽ khác. Thời gian đi vệ sinh của bạn có thể kéo dài lên 20 - 30 phút và có thể hơn đó nữa. Điều này sẽ tạo nên sự gián đoạn trong quá trình đi đại tiện.
Hạn chế năng lực tư duy
Điện thoại di động làm gián đoạn suy nghĩ và sự tập trung. Ngoài ra, vừa dùng điện thoại vừa đi vệ sinh còn hạn chế khả năng giải quyết các vấn đề có tính quyết đoán trong cuộc sống của bạn.
HL (SHTT)