Tôi 46 tuổi, cách đây 11 năm, tôi đã mua được hai căn hộ và hai chiếc ô tô ở thành phố, trở thành một trong số ít gia đình khá giả ở làng. 11 năm qua, tôi được nhiều người ghen tị và khen ngợi giỏi giang.
Tuy nhiên, khi nói đến cuộc sống tốt đẹp của tôi ngày hôm nay, tôi luôn cảm thấy công lao lớn nhất không nên thuộc về tôi mà phải thuộc về bố tôi. Bởi vì bố đã làm được 3 điều này trước tuổi 60, điều này không chỉ khiến ông an tâm những năm cuối đời mà còn giúp tôi đạt được thành công ở tuổi trung niên, dù đối mặt với khó khăn trên có già dưới có trẻ, tôi vẫn có thể toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp, an ổn gia đình.
01
Bố tôi đã lên thành phố làm việc ở tuổi 40
Gia đình chúng tôi vốn ở nông thôn. Sở hữu hơn 4 mẫu đất ruộng, bố mẹ duy trì cuộc sống sung túc cho cả nhà bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi gà, vịt, bò và cừu. Khi tôi và chị tôi còn nhỏ, chúng tôi có một cuộc sống khá đầy đủ.
Tuy nhiên, cả đời làm ruộng sẽ không bao giờ mang lại cuộc sống giàu có cho một gia đình. Chưa kể việc học hành hay lập gia đình của con cái cũng không thể chỉ trông chờ vào số tiền kiếm từ công việc đồng áng của cha mẹ.
Thời điểm đó, nhiều người trong làng có tư duy bảo thủ, không muốn từ bỏ mảnh ruộng của gia đình. Họ luôn cảm thấy rằng là người dân nông thôn không có trình độ học vấn hay kỹ năng, điều duy nhất giúp họ sinh tồn là dựa vào núi vào sông. Vì vậy, hơn 30 năm trước, không có nhiều người sẵn sàng rời quê lên thành phố phát triển.
Nhưng bố tôi lại khác. Để gia đình bốn người chúng tôi có cuộc sống tốt đẹp, ông muốn hai anh em chúng tôi được đi học càng cao càng tốt. Ông không muốn chúng tôi giống như con cái của những gia đình khác, nghỉ học sau khi học hết tiểu học.
Vì vậy, ở tuổi 40, bố đã dứt khoát từ bỏ hơn một nửa diện tích đất đai của gia đình và lên thành phố kiếm sống.
Nhiều người cười nhạo bố tôi sẽ chẳng thể có được chỗ đứng trong thành phố, ai lại muốn thuê một người không có trình độ học vấn hay kỹ năng? Nhưng bố tôi không bỏ cuộc. Ông làm việc chăm chỉ, học hỏi và tìm hiểu, sau cùng, ông xin được công việc tại một nhà máy.
Từ khi bố đi làm ở nhà máy, cuộc sống của gia đình chúng tôi khá hơn. Tôi và chị gái được đi học tại trường trung cấp kỹ thuật và đại học. Khi tôi 21 tuổi, bố cố gắng hơn để đưa gia đình bốn người lên thành phố định cư.
Mặc dù lúc đó chúng tôi sống trong một căn nhà tập thể hai phòng ngủ trong nhà máy nhưng cả nhà vẫn sống một cuộc sống đủ đầy và đàng hoàng.
02
Bố sẵn sàng chi tiền để nuôi thêm một "đứa con trai" khác cho mẹ tôi
Năm 2006, nhà máy nơi bố tôi làm việc đóng cửa và ông buộc phải nghỉ việc.
Khi đó, bố tôi đã nhận được số tiền bồi thường hơn 130 triệu đồng. Nhiều người khuyên bố tôi nên cầm số tiền đó nhanh chóng về quê xây nhà để mỗi lần Lễ Tết năm mới, khi về quê không phải ở trong ngôi nhà cũ.
Nhưng bố tôi đã không làm như vậy, thay vào đó, ông nuôi một "đứa con trai" khác cho mẹ tôi. Cậu "Con trai" này không phải là một cậu em trai khác mà là bảo hiểm hưu trí.
Năm 2007, sáu tháng sau khi bố tôi bị sa thải và thất nghiệp ở nhà, quê tôi đưa ra chính sách đóng bổ sung một lần cho bảo hiểm hưu trí. Những người như mẹ tôi, trên 50 tuổi, có thể chọn đóng một lần khoản thanh toán bổ sung, chỉ 124 triệu đồng mỗi người. Sau đó, ở tuổi 60, bạn có thể được hưởng các quyền lợi lương hưu giống như những người về hưu.
Vào thời điểm đó, nhiều người không tin vào chính sách này, thậm chí còn cho rằng đó là lừa đảo nên rất ít người đóng, vì bố tôi đã làm việc ở nhà máy nhiều năm và ông hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc có chính sách an sinh xã hội, vì vậy, không bàn bạc gì với cả nhà, ông trực tiếp lấy 38.000 nhân dân tệ từ tiền bồi thường của mình để đóng bảo hiểm hưu trí cho mẹ tôi.
Khi biết chuyện, tôi cảm thấy bố tôi hơi ngốc, dù sao thì đóng nhiều tiền như vậy thì sau này hàng tháng cũng sẽ chỉ nhận được hơn 1.5 triệu một tháng, chưa kể phải hơn 6 năm nữa mới được lấy lại số tiền đó. Bỏ tiền vào ngân hàng hoặc cầm đi mua nhà, vậy chẳng phải tốt hơn ư?
Nhưng sau ba bốn năm, tôi nhận ra rằng cách làm của bố tôi là đúng, vì đến thời điểm mẹ tôi bắt đầu nhận lương hưu, số tiền đã tăng lên hơn 2.4 triệu, và tiếp tục tăng qua từng năm, cho đến ngày hôm nay đã lên tới 4.7 triệu một tháng. Số tiền tuy không nhiều nhưng cơ bản cũng đủ cho mẹ tôi.
Và bảo hiểm hưu trí này giống như bố tôi nuôi thêm một "đứa con trai" khác cho mẹ tôi, tôi không có gánh nặng phải chu cấp cho cha mẹ, họ ngược lại còn giúp tôi trong chuyện mua nhà ở thành phố.
03
Bố có niềm đam mê thể thao và có thói quen chăm sóc sức khỏe
Tôi không biết bố tôi lên thành phố và bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh hay vì ông đã chứng kiến sự ra đi của nhiều người thân và bạn bè vì bệnh tật, điều này khiến ông trở nên rất tích cực khi ở tuổi ngoài 50.
Ông dần dần bỏ thuốc lá, mặc dù không bỏ rượu, nhưng đã dần dần ngừng uống rượu mỗi ngày, ngoại trừ những ngày Tết và ngày lễ, thỉnh thoảng ông sẽ uống một ít vào cuối tuần hoặc khi có người đến chơi.
Ngoài ra, ông cũng rất thích thể thao. Hàng ngày ông đều đưa mẹ tôi đi dạo, và cùng tập thể dục với mọi người ở công viên. Bất kể thời tiết ra sao, ông luôn duy trì đều đặn thói quen này.
Dần dần, ông cũng bỏ được một số thói quen xấu ở nông thôn, chẳng hạn như rất sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên và thay quần áo thường xuyên, không ăn thức ăn thừa và trái cây hư, cũng không cắt bỏ đi phần hỏng rồi tiếp tục ăn…
Khi cảm thấy không khỏe, ông không còn nghe các bài thuốc dân gian không có căn cứ nữa, thay vào đó, hai năm một lần, ông đi khám sức khỏe, không ăn nội tạng, thường ăn đồ chay...
Ngày xưa nhìn thấy bố như vậy, tôi không khỏi chê cười ông. Một ông già quê mùa mới vào thành phố sống được mấy năm, đã học đòi cuộc sống của một gia đình giàu có trong thành phố.
Nhưng hiện tại, nhìn thấy thân hình khỏe mạnh của bố, tôi mới thấy rằng niềm yêu thích thể thao và thói quen rèn luyện sức khỏe trước đây của bố thực sự rất sáng suốt. Bố tôi đã nghỉ hưu hơn mười năm nhưng sức khỏe của ông không gặp nhiều vấn đề gì ngoại trừ các bệnh mà người già đều mắc như huyết áp cao, tiểu đường... Vì ông có sức khỏe tốt nên tôi cũng rất ít gánh nặng.
Hiện tại, gia đình chúng tôi sống ở thành phố. Bố mẹ cũng dưỡng lão ở một căn gần hai vợ chồng, ông bà cũng đều có lương hưu. Hai ông bà có sức khỏe tốt và sống cuộc sống hạnh phúc mỗi ngày, đi công viên, chơi bài hoặc đi du lịch. Họ sống một cuộc sống không lo lắng, điều đó cũng khiến tôi không phải lo lắng quá nhiều, có nhiều thời gian tập trung vào công việc và gia đình hơn.
Vì vậy, cuộc sống tốt đẹp mà tôi có được ở thành phố bao năm qua thực ra không chỉ nhờ vào sự nỗ lực của tôi. Phần lớn công lao phải nhờ vào người cha rất thông thái của tôi. Tôi rất may mắn vì ông đã làm được điều này trước khi bước sang tuổi 60, những điều khiến ông không còn lo lắng trong những năm cuối đời, và cũng giúp tôi không phải lo lắng ở tuổi trung niên.
Theo Diệu Đan (Nguoiduatin.vn)