1. Nước lọc
Nên uống một cốc nước lọc khoảng 300ml trước thời gian ăn sáng khoảng 30 phút, lúc dạ dày còn rỗng sẽ làm sạch đường tiêu hóa. Lượng nước này có thể tăng hoặc giảm, tùy theo khối lượng vận động của cơ thể và nhiệt độ thời tiết.
Hãy uống các loại nước lọc còn canxi, khoáng chất. Những canxi, khoáng chất này sẽ dễ dàng hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn nước tinh khiết.
Khi uống nên uống thành từng ngụm nhỏ, uống từ từ không nên uống quá nhanh.
2. Nước mật ong
Buổi sáng là lúc cơ thể đang đào thải rất nhiều chất cặn và có nhu cầu làm sạch bộ máy hoạt động cũng như bổ sung năng lượng. Bạn nên pha mật ong với nước ấm và dùng vào buổi sáng khi bụng còn đói để làm sạch dạ dày và loại bỏ chất thải.
Ngoài ra, nó còn giúp cơ thể tạo ra những tế bào máu mới, phục hồi, kháng khuẩn và thúc đẩy tái tạo collagen.
Mật ong mang lại năng lượng cho cơ thể cao hơn so với sữa khoảng 5 lần. Nhờ vậy, nó có thể giúp bạn loại bỏ cảm giác mệt mỏi và đói bụng thường xuất hiện vào sáng sớm.
3. Nước chanh
Một ly nước chanh ấm cho buổi sáng không chỉ giúp cho ngày mới của bạn tràn đầy năng lượng mà còn đem đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe.
Nước chanh cho bạn nhiều loại vitamin, khoáng chất và năng lượng. Nó còn giúp làm dịu cơ bắp và khớp xương, giải độc cơ thể, điều hòa nhu động ruột và tăng cường tiêu hóa, làm sạch da và ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, chúng ta không nên bỏ quá nhiều chanh sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Sau khi ăn sáng từ 1 – 2 tiếng là thời điểm uống nước chanh tốt nhất. Không nên uống quá sớm hoặc quá sát bữa ăn.
4. Nước dừa
Trong nước dừa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là với các chất điện giải, nước dừa có thể giúp cân bằng cơ thể, nạp lại năng lượng và loại bỏ các chất độc, hại bên trong. Uống nước dừa khi bụng đói vào buổi sáng có lợi cho sức khỏe.
5. Nước ép rau củ
Nước ép rau củ tươi tự nhiên cung cấp cho cơ thể chất chống oxy hóa và dinh dưỡng. Bạn nên chọn loại rau củ có hàm lượng sắt cao.
Rau chân vịt, cải xanh, cải xoăn là những loại rau xanh tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên nên chọn một loại protein để bổ sung năng lượng cùng cốc sinh tố rau củ. Nó có thể là sữa chua, sữa bò ít béo hoặc bột protein cho những người theo chế độ ăn thuần chay. Chất béo lành mạnh như bơ cũng rất hữu ích trong việc cung cấp cảm giác no để bắt đầu ngày mới.
6. Nước nghệ ấm
Củ nghệ vốn được xem là một “thảo dược”. Chỉ cần cho một chút bột nghệ vào cốc nước, khuấy đều là bạn đã có một thức uống bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, nghệ có chất chống oxy hóa, giúp trẻ hóa làn da, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, uống bột nghệ trợ giúp cho tiêu hóa, làm giảm triệu chứng viêm thấp khớp, tăng hệ miễn dịch và hạ thấp cholesterol gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ
7. Nước nho khô
Nho kho chứa rất nhiều Vitamin, chất xơ và khoáng chất mà các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên dùng.
Buổi sáng thức dậy, uống một cốc nho khô, sẽ giúp loại bỏ độc tố cho gan và ruột, ổn định huyết áp, giảm cholesterol… Ngoài ra, nước nho khô uống vào buổi sáng sẽ giúp bạn nạp năng lượng cho ngày mới, hoặc bạn cũng có thể uống loại nước này trước khi tập luyện để đảm bảo bạn có đủ năng lượng.
8. Trà gừng
Uống trà gừng vào buổi sáng có thể giảm tiêu chảy và triệu chứng khó chịu ở dạ dày, vì gừng có tính dược khá mạnh. Hơn nữa gừng giúp cơ thể giảm đau cơ, nhức mỏi. Uống trà gừng sau khi tập luyện buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe.
9. Nước ép lô hội
Lô hội có đặc tính kháng viêm giúp giảm viêm đường tiêu hóa, có lợi cho người bị hội chứng ruột kích thích. Nước ép lô hội chữa bệnh tiêu hóa kém, táo bón và thải độc cơ thể.
10. Nước uống detox
Ngâm một số loại trái cây như dưa chuột, chanh, cam hoặc pha chút giấm táo vào chai nước để uống thanh lọc cơ thể. Chanh và cam chứa vitamin C tăng cường miễn dịch. Giấm táo giúp tăng trao đổi chất cơ thể, giảm huyết áp và giảm cân. Dưa chuột thải độc tố cơ thể. Các loại thảo mộc như húng quế hoặc bạc hà mang đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm.
PN (SHTT)