Dưới đây là những sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết cần tránh, để có được mâm ngũ quả đẹp và gửi gắm được ý nghĩa của gia chủ.
1. Rửa quả sạch sẽ để bày cho đẹp mắt hơn
Đây là sai lầm mà hầu hết các gia đình đều mắc phải bởi quan niệm muốn quả bóng, sạch, đẹp. Song việc rửa quả sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối hỏng nếu có chỗ đọng nước.
Chính vì thế, bạn chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được. Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
2. Chọn các loại quả chín đẹp để bày mâm ngũ quả ngày Tết
Sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết đó là chọn quả quá chín.
Thông thường, mâm ngũ quả cần có trước đêm 30 Tết và được các gia đình bày biện vào sáng hoặc chiều 30 Tết. Nhưng việc mua quả được được tiến hành sớm hơn nhiều. Do công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn.
Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau (thường là khi gia đình cúng hết Tết), mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ.
Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa).
Chuối nhất định phải là chuuối xanh (để đủ cứng cáp, đỡ những quả khác và còn đảm bảo ý nghĩa màu sắc theo Ngũ Hành); Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị thối. Quả dưa hấu mang tính đấng trí nhân quân tử, xanh vỏ đỏ lòng. Và dù nhiều loại hoa quả, cũng nên bày thêm quả Phật thủ, giống biểu tượng bàn tay Phật.
3. Bày các loại quả có gai
Có rất nhiều lựa chọn cho mâm ngũ quả ngày Tết, nhưng bạn hãy nhớ rằng đừng bao giờ chọn những quả có gai để bày lên ban thờ nhà mình nhé.
Theo quan niệm truyền thống, bàn thờ là nơi thờ cúng tâm linh thiêng liêng, quan trọng nhất trong nhà nên bày quả có gai là đại kỵ khi bày mâm ngũ quả.
Theo phong thủy thì quả có gai giống như những mũi tên sắc nhọn, có thể sẽ làm mất hòa khí trong nhà, nhất là vào thời điểm Tết đoàn viên, cần sự ấm áp chan hòa giữa các thành viên trong gia đình.
Nên chọn những quả có bề mặt nhẵn nhụi, trơn mịn để tượng trưng cho 1 năm suôn sẻ, hanh thông, tránh những chông gai, khó khăn trong cuộc đời.
4. Bày những quả có mùi nặng
Cũng giống như những loại hoa không nên bày trên ban thờ ngày Tết, mâm ngũ quả cũng tránh chọn những loại quả nặng mùi như quả mít, sầu riêng…
Nên chọn những trái cây có mùi thơm nhẹ nhàng, thanh mát để ban thờ nhà mình vừa đẹp lại vừa trang nghiêm, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những mùi hương “nồng nàn” từ những loại trái cây kia.
5. Bày trái cây giả
Nhiều gia đình chọn hoa giả hay trái cây giả để bày ban thờ, thậm chí là bày mâm ngũ quả ngày Tết vì ưu điểm của chúng là màu sắc bóng đẹp, lại không bị thối hỏng dù bày trên ban thờ thời gian dài hay bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Có điều, đồ thờ cúng thể hiện lòng thành kính, việc bày trái cây hay hoa giả trên ban thờ đều là không tốt, dù xét về mặt phong thủy hay mặt tâm linh.
Theo phong thủy, đồ giả chỉ khiến cho tài khí, cát khí bay biến hết. Còn về mặt tâm linh, gia chủ có thể bị thần linh hay gia tiên quở trách vì hành động thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng bề trên này.
Về hậu quả mà gia chủ có thể gánh chịu thì không thể đoán trước được, nhẹ thì bị mất tiền hao bạc, nặng thì ốm đau bệnh tật hay gặp đủ chuyện xui rủi khác.
Hãy bày mâm ngũ quả ngày Tết với tấm lòng thành kính nhất của mình. Đồ thờ cúng không cần quá cầu kỳ, lựa theo điều kiện của gia đình là được, song phải thể hiện được lòng thành của gia chủ với bề trên.
6. Không hiểu hết ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả, nghĩa là mâm bày 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm...
Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.
Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Các gia đình không chỉ muốn có mâm ngũ quả đẹp mắt, ấm cúng mà còn muốn qua ý nghĩa mâm ngũ quả để gửi gắm ước nguyện của mình. Việc bày thêm một số loại quả thể hiện ý nghĩa riêng thường được người dân phía Nam coi trọng hơn phía Bắc.
Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng, chẳng hạn, quả lựu thể hiện mong muốn đông con, nhiều cháu; quả đào (thăng tiến), quả táo to, đỏ (phú quý), quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ (mạnh mẽ, thành đạt), quả thanh long (rồng mây gặp hội), quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn (hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn), quả trứng gà (lekima – lộc trời), quả sung (sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc), quả đu đủ (đầy đủ thịnh vượng), quả xoài (âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn)…
Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.
Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt…
Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).
Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và sung (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.
Trên đây là toàn bộ những sai lầm khi bày mâm ngũ quả ngày Tết mà Lịch Ngày Tốt chia sẻ. Hy vọng chúng hữu ích cho độc giả những ngày Tết đến Xuân sang.
PN (SHTT)