Những người thèm mấy cũng không nên ăn mì tôm

28/11/2023 09:50:37

Mì tôm hay mì ăn liền là món khoái khẩu của không ít người trong xã hội hiện đại. Tuy rất tiện lợi và ngon miệng nhưng thức ăn này lại mang đến nhiều nguy cơ với sức khỏe người sử dụng.

Những tác hại của mì tôm đến sức khỏe

Gây béo phì: Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…

Gia tăng quá trình lão hóa: Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Gây sỏi thận: Mì tôm được ướp rất nhiều muối. Chính bởi thế khi ăn chúng, bạn đã tăng gánh nặng cho thận, cho hệ thống tim mạch và thậm chí nó có thể gây sỏi thận.

 

Loãng xương: Mì tôm cũng là thực phẩm chứa phosphate, một chất giúp bạn ngon miệng nhưng lại dễ làm loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần.

Những người thèm mấy cũng không nên ăn mì tôm

Tăng nguy cơ ung thư: Để cải thiện hương vị, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản…

Bởi thế, khi trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

Hơn nữa, quá trình chế biến của mì là sấy khô hoặc chiên qua dầu nên quá trình này có thể sinh ra một vài chất có độc như chất acrylamide gây ung thư.

Gây nóng trong người: Đa phần ai ăn mì xong cũng sẽ cảm thấy khát nước và khô miệng bởi lẽ mì được chiên với dầu ở nhiệt độ cao. Ăn mì thường xuyên sẽ gây thiếu nước và tình trạng nóng trong, đồng thời gây nên vấn đề mụn nhọt mà không ai mong muốn.

Gây hại cho gan: Để tiện dụng hơn, nhiều người thường lựa chon những hộp mì ăn liền để không phải dọn dẹp sau khi ăn, tuy nhiên các hộp nhựa chứa mì khi ngâm trong nước nóng trên 70 độ C sẽ sản sinh ra các chất độc hại làm tổn hại đến gan.

Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa: Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.

Gây bệnh tiểu đường, tim mạch: Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.

Những người thèm mấy cũng không nên ăn mì tôm - 1

4 nhóm người không nên ăn mì tôm

1. Người bệnh béo phì, tim mạch

Mì ăn liền được chiên bằng dầu, dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều. Nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.

Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.

2. Người mắc bệnh dạ dày

Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. Nếu mắc thêm bệnh dạ dày thì mì lại càng có hại, chúng tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.

Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Chúng không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Người mắc bệnh thận

Người bệnh thận cần hạn chế ăn mặn, nhưng mì lại chứa quá nhiều muối, không chỉ muối ở gói gia vị mà cả muối được tẩm ướp trong cuộn mì (tổng của chúng bằng 1/3 lượng muối cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày). Với lượng muối cao như vậy, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.

Những người thèm mấy cũng không nên ăn mì tôm - 2

4. Trẻ nhỏ

Mì kích thích vị giác của trẻ nhỏ khiến chúng rất thích và có khi nghiện ăn mì. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ nhỏ ăn một số loại mì không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung các năng lượng rỗng.

Mặt khác, mì là thực phẩm khó tiêu hóa, quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.

Cách ăn mì tôm đúng cách

- Tuyệt đối không ăn "mỳ úp", nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác.

- Nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, vì nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch...

- Thêm rau xanh để giảm tối đa lượng chất béo thừa.

Những người thèm mấy cũng không nên ăn mì tôm - 3

- Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm...

- Cần kiểm tra hạn sử dụng, bao bì trước khi dùng để tránh dùng hàng hết hạn hoặc kém chất lượng.

-Sau khi ăn bạn nên bổ sung nhiều nước, trái cây để cơ thể giải nhiệt và đào thải độc tố ra ngoài. Từ đó, hạn chế các hiện tượng sinh nhiệt, nổi mụn hay béo bụng.

PN (SHTT)