Trang Eatingwell đưa thông tin về trường hợp bà Lý, 58 tuổi, người Trung Quốc, được con trai phát hiện vừa đứng dậy sau bữa ăn thì ngã khụy xuống. Anh con trai hô hoán ầm ĩ và đưa mẹ đi viện. Tuy nhiên, bà Lý không qua khỏi. Khi được hỏi, anh nói trong bữa ăn, mẹ con căng thẳng tranh cãi, không ngờ sau đó, bà ra đi mãi mãi.
Bác sĩ chẩn đoán bà Lý mắc bệnh tim mạch vành, khi xảy ra cãi vã, bà tức giận, khí huyết tăng mạnh, hôn mê, dẫn đến bi kịch.
Các bác sĩ chỉ ra rằng bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên kiểm soát cảm xúc, đặc biệt sau bữa ăn. Thời điểm này, lượng lớn máu trong cơ thể tập trung ở hệ tiêu hóa, nếu tinh thần hưng phấn sẽ làm tăng tải cho tim, đẩy nhanh nhịp tim, tăng huyết áp, từ đó làm tăng huyết áp, gây nguy cơ đau tim.
Cảm xúc hưng phấn có thể khiến hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh, gây co thắt động mạch vành, càng làm giảm lượng máu cung cấp cho tim. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành vốn đã không được cung cấp đủ máu mạch vành, có thể gây ra chứng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Người mắc bệnh tim mạch vành cần tránh những tình huống sau:
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não cần tránh những thay đổi tâm trạng căng thẳng, đặc biệt là sau bữa ăn, khi phần lớn máu của cơ thể tập trung ở hệ tiêu hóa, dễ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Ngoài việc xúc động, người bệnh tim mạch vành nên tránh những vấn đề cơ bản:
1. Tránh căng thẳng quá mức
Một nghiên cứu trên tờ The Lancet xác nhận rằng căng thẳng trong công việc là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch vành. So với những người không có áp lực công việc, những người chịu nhiều áp lực có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 23%.
Trong cùng một áp lực công việc cao, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở nam và nữ tăng lần lượt là 46% và 29%; nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở những người trên hoặc bằng 50 tuổi và dưới 50 tuổi tăng lên lần lượt là 36% và 29%.
2. Tập thể dục vất vả hoặc gắng sức quá mức
Những người mắc bệnh tim mạch vành nên tránh tập thể dục gắng sức khi thực hiện các hoạt động thể chất. Việc gắng sức quá mức có thể làm tăng tải trọng của tim và gây ra các biến cố về tim. Nên thực hiện các bài tập phù hợp, cường độ thấp, chẳng hạn như đi bộ.
3. Thích ứng với sự thay đổi của thời tiết
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch vành nên chú ý đến sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nên bổ sung hoặc cởi bỏ quần áo phù hợp và tránh các hoạt động ngoài trời kéo dài để tránh khiến tim bị quá tải. Khi thời tiết lạnh, bạn nên mặc quần áo ấm, giảm thời gian ra ngoài và giữ ấm trong nhà.
4. Không uống rượu và hút thuốc
Hút thuốc có thể khiến động mạch vành bị thu hẹp và làm tăng nguy cơ huyết khối, trong khi uống rượu có thể làm tăng huyết áp. Đối với những người mắc bệnh tim mạch vành, tốt nhất không nên uống rượu và thuốc lá.
5. Chế độ ăn uống không đúng cách
Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo sẽ làm tăng độ dày thành mạch máu và làm trầm trọng thêm tình trạng hẹp động mạch vành, từ đó làm tăng nguy cơ đột tử cho người bệnh. Nên áp dụng chế độ ăn ít muối, ít béo, nhiều chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây tươi, giảm lượng mỡ động vật và đường tinh luyện.
6. Thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém
Thiếu ngủ lâu dài có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Duy trì thói quen ngủ tốt và đảm bảo giấc ngủ chất lượng cao 7-8 giờ mỗi ngày là điều tối quan trọng để duy trì sức khỏe tim mạch.
Người cao tuổi không nên làm 3 việc ngay sau bữa ăn
1. Không nằm nghỉ ngay sau khi ăn
Nằm ngay sau khi ăn sẽ khiến dạ dày và thực quản nằm trên cùng một mặt phẳng, dễ gây trào ngược axit dạ dày lên thực quản, lâu ngày có thể gây ra bệnh mãn tính như viêm thực quản hoặc thậm chí gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, nên ngồi ít nhất 30 phút sau bữa ăn để giúp thức ăn đi qua đường tiêu hóa một cách thuận lợi.
2. Không tắm ngay sau bữa ăn
Tắm ngay sau bữa ăn sẽ khiến một lượng lớn máu chảy đến da và làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Đặc biệt đối với một số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, nó có thể làm tăng gánh nặng cho tim và gây ra phản ứng bất lợi. Nên đợi ít nhất 1 giờ sau bữa ăn rồi mới đi tắm.
3. Không tập thể dục ngay sau bữa ăn
Sau bữa ăn, dạ dày đã đầy thức ăn, nếu bạn thực hiện các bài tập thể dục gắng sức ngay trong trạng thái này như chạy, bơi lội… thì trọng lượng của dạ dày sẽ tăng lên khiến dạ dày bị đầy hơi, bị sốc, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng phản ứng với thức ăn của dạ dày. Quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường còn có thể gây đau bụng, buồn nôn và các cảm giác khó chịu khác. Nên đợi ít nhất 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn trước khi tập thể dục và nên tập ở cường độ thấp ngay từ đầu.
4. Không uống đồ lạnh sau bữa ăn
Uống đồ uống có đá lạnh sau bữa ăn sẽ khiến đường tiêu hóa co thắt đột ngột do bị kích thích nóng lạnh, dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác sẽ làm loãng dịch vị và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Theo Thùy Linh (Tri thức & Cuộc sống)