Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng, trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái?

24/04/2024 09:31:58

Theo lời Phật dạy, nếu là nghiệp thiện thì đó là điều tốt, sẽ sinh ra sự tốt lành sau này; nhưng nếu là ác nghiệp thì phải thực hiện các cách hóa giải nghiệp chướng để không hệ lụy sau này.

Nghiệp chướng là gì?

Nghiệp chướng là từ xuất phát từ đạo Phật và được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó nghiệp chướng là từ được ghép từ “nghiệp” và từ “chướng”.

Ở đây, nghiệp có nghĩa là khởi đầu, được tạo ra từ chính những suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động… của chúng ta. Nghiệp từ tâm gọi là “ý nghiệp”, nghiệp phát ra từ miệng gọi là “khẩu nghiêp”, nghiệp từ hành động gọi là “thân nghiệp”.

Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp hay nghiệp báo. Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau.

Dù từ “chướng” đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ, có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.

Nghiệp chướng ở đây không phải là nói về sự thất bại hay việc xấu mà là sự tác động từ bên ngoài tạo ra sự xuất hiện và hình thành của hành động sẽ gây ra hậu quả ảnh hưởng về sau.

Vì thế nghiệp chướng cũng có thể là điều thiện cũng có thể là điều xấu.

Điều thiện được gọi là Thiện nghiệp: Thiện nghiệp có 3 đường là Trời, Người và Atula; Điều xấu có 3 đường là Địa ngục, Ác quỷ và Súc sinh. Cho nên có thể nói rằng, dù là điều thiện hay điều ác đều tạo ra nghiệp.

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng, trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái?

Vì sao cần giải trừ nghiệp chướng?

- Theo giáo lý nhà Phật, việc tiêu giải trừ nghiệp sẽ làm cho tâm tính con người được trong sạch, trừ cho hết bụi bặm, tẩy cho hết tội lỗi ở trong đời hiện tại và đồng thời cũng tiêu trừ những tội ác trong những đời quá khứ.

- Tiêu giải nghiệp chướng còn để tìm cách phát triển những đức hạnh cao cả, noi theo những gương mẫu sáng suốt của các bậc Thánh hiền.

- Khi đã giải được nghiệp chướng, lòng sẽ thấy thanh thản, dứt được tội, phước cũng sinh ra, tâm hồn được an yên vui sống.

Lời Phật dạy về giải trừ nghiệp chướng

Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy: "Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi".

Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được?

Bụi đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta, vào trong buồng gan, lá phổi của chúng ta. Nó làm cho chúng ta mờ mắt không thấy được đường chánh; nó làm cho chúng ta đục lòng, không thấy được chân tâm.

Nếu chúng ta muốn sống mãi trong cảnh bụi nhơ, muốn đắm mình trong tội lỗi, thì không nói làm gì.

Nhưng khi chúng ta đã muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái, thì tất nhiên chúng ta phải tìm phương pháp để trừ cho hết buị bặm, tẩy trừ cho hết tội lỗi. Hay nói cách khác, phải tìm cách để tiêu trừ nghiệp chướng. Xem thêm: Làm cách nào để trả nghiệp? Hiểu để cảm thấy an nhiên giữa đời

Bạn có thể tham khảo một số cách giải trừ nghiệp chường theo lời Phật dạy dưới đây để lòng thanh thản, an tâm vui sống.

- Giải oan kết với người oán hận

Là người sống ở trên đời, kết không ít oan nghiệt, oan gia chủ nợ không thiếu, làm sao để tiêu tai giải nạn, cởi bỏ những nút thắt này? Phật dạy rằng, bí quyết trừ nghiệp chính là phải giải oán, mở kết. Siêu sinh cởi bỏ, buông lòng mình xuống là phương pháp tốt nhất để xóa bỏ nghiệp chướng.

Nhưng Phật chỉ giải được duyên trời định, không mở được duyên người kết. Bái Phật, kính Phật, hướng Phật là một cách để lòng mình thanh thản, hướng tới điều lành, biết rũ bỏ tham, sân si, tìm đến thanh tịnh. Cách này chỉ giúp được người có vướng mắc trong lòng, chỉ ra đường ngay lối đúng để đối nhân xử thế, tự mình buông bỏ cho người khác, ắt người khác sẽ buông bỏ cho mình.

Còn oán duyên người kết phải tự mình dùng thiện duyên để giải. Tìm đến cửa Phật chỉ là tìm đến chỗ dựa và đạo lý, chỉ đường mà thôi, Phật không giải được oán thù, chỉ bày cách tốt để tan oán tan thù mà thôi.

Người mà tâm tà tư niệm, muốn tiêu tai giải nạn nhưng vẫn làm việc sai trái thì dù đọc bao nhiêu kinh, bái bao nhiêu Phật cũng không thể thoát được.

Đối với người oán hận ta, hãy quan tâm cùng trợ giúp, oan kết tự nhiên hóa giải. Ta giúp người khác vô điều kiện, không cầu danh cũng chẳng cầu lợi thì tự khắc tích phúc cho bản thân.

Học Phật có thể nhẫn nhục, có thể bao dung thì nghiệp chướng tan biến như mây khói. Người oán hận ta thì là người tự tạo nghiệp chướng. Còn ta đối với oán hận của người mà bình tĩnh và mở lòng thì tránh được oán nghiệp.

- Sám hối, niệm Phật

Nhiều người tin rằng, muốn hoá giải nghiệp chướng chỉ còn cách ăn chay, niệm Phật một cách thành tâm. Nhưng một số người mê muội cho rằng cứ sám hối thật nhiều thì nghiệp chướng sẽ tiêu tan nên chẳng màng xác thân hao mòn ngày đêm tụng niệm mà nghiệp chướng vẫn còn nguyên.

Sở dĩ có những người dù có sám hối nhiều bao nhiêu nhưng nghiệp vẫn chẳng hề tiêu tan là bởi vì nghiệp chướng của người này quá nhiều.

Do đó công đức niệm Phật của một ngày đêm dù là giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều mà vẫn chưa dứt sạch. Cho nên cần phải mỗi ngày đến niệm Phật, mỗi ngày giảm bớt thêm nghiệp chướng.

Trong tâm trí luôn khởi tâm động niệm, chỉ nghĩ A Di Ðà Phật, miệng chỉ niệm A Di Ðà Phật, thân chỉ lạy A Di Ðà Phật, tam nghiệp đều đặt ở A Di Ðà Phật, nghiệp chướng tự nhiên sẽ không xuất hiện, tội chướng cũng tiêu trừ.

Ðấy chính là phương pháp niệm Phật diệt tội, niệm Phật tiêu tai nạn, niệm Phật là sám hối thật sự. Đọc ngay: Lời Phật dạy về sám hối: Phải biết “hối” mới mong nhẹ nghiệp.

- Hành thiện tích đức

Nhưng nếu chỉ sám hối, niệm Phật bằng miệng nhưng tay chân vẫn hành động sai trái, tâm vẫn sinh ra những suy nghĩ hại người thì rất khó mà tiêu trừ được nghiệp chướng như mong muốn.

Sự sám hối của bạn sẽ thực tế hơn rất nhiều, nghiệp chướng của sẽ tan biến nhanh hơn rất nhiều nếu được đền chuộc bằng những việc làm từ thiện. Càng làm nhiều, bạn sẽ càng thấy hiệu quả rõ rệt. Bởi tích đức hành thiện chính là yếu tố phong thủy mạnh nhất để thay đổi vận mệnh!

Có rất nhiều việc thiện mà bạn có thể làm để tiêu trừ bớt nghiệp cho bản thân, trong đó có việc cứu giúp người. Cứu người thoát nạn luôn là công đức hàng đầu, được người người ca ngợi, được Thánh thần tán thán bất kể là nền Văn hóa nào hay Tôn giáo nào.

Và không có cách cứu người nào dễ dàng hơn là hiến máu nhân đạo.

“Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, thông điệp ý nghĩa được tuyên truyền rộng rãi ở bất cứ nơi nào, chỉ cần bạn đủ tiêu chuẩn hiến máu là bạn đã có thể bắt đầu hiến máu để cứu giúp những con người đang vật lộn với lưỡi hái tử thần, giành lại sự sống.

Và cứ sau 3 đến 6 tháng, bạn lại có thể lặp lại nghĩa cử cao đẹp này khi cơ thể hoàn toàn hồi phục.

Tất nhiên, nếu bạn có những cơ hội khác, những cách khác thì đều không nên bỏ qua. Bạn có thể chọn một nghìn lẻ một cách khác để làm từ thiện, miễn là việc đó đem lại an vui cho mọi người, cho muôn loài như: xây cầu đắp đường, xây chùa đúc tượng, chữa bệnh phát thuốc, trồng cây gây rừng, dẹp trừ tội phạm…

Quan trọng nhất là nghĩ điều thiện lương, làm điều thiện lương, truyền bá điều thiện lương để tiêu tai giải nạn. Lấy lòng thiện đối đãi với oán thù, lấy bao dung khoan nhượng với đối thủ, lấy chân thành hối lỗi mà thành kính với nạn nhân.

Chuyện ác hôm qua phải được bù bằng việc lành hôm nay. Lấy oán báo oán, oán càng chồng chất, lấy ân báo oán thì trăm sự đều qua. Không phải cho người, không phải vì đời, chỉ là cho bản thân thanh thản.

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng, trút bỏ tội lỗi cho lòng được nhẹ nhàng, thư thái? - 1

- Phóng sinh

Dù không bằng so với việc cứu người, nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp khỏi lưỡi dao đồ tể, khỏi cái chết đau đớn cũng sẽ đem lại cho bạn phước báo lớn lao. Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở.

Nếu bạn có một khoản tiền dư không dùng đến, hãy mạnh dạn mở lòng từ bi trích ra một ít. Hãy mua những con vật sắp bị giết thịt, rồi thả chúng vào một chốn an toàn. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi vì điều đó.

Một điều cần lưu ý, bạn nên ưu tiên những loài vật theo thứ tự sau để phóng sinh nếu bạn không đủ sức để phóng sinh tất cả:

+ Chó, trâu bò, ngựa: Đây là những con vật mang đậm tình nghĩa với con người. Dù là động vật, nhưng chúng có tâm tư tình cảm gần giống người nhất. Phóng sinh chúng là một việc làm thực sự ý nghĩa.

+ Rùa, ba ba, lươn: Mặc dù là động vật máu lạnh, nhưng tâm linh của chúng rất cao. Những người phóng sinh chúng thường gặp những may mắn kì lạ.

+ Những động vật có sức sống mạnh mẽ như cá trê, cá lóc, ếch nhái...

+ Những con vật sắp đẻ. Điều này thật dễ hiểu, vì chỉ cần cứu một con là cứu được cả đàn mẹ lẫn con.

- Sống bao dung

Nghiệp chướng căn bản là phiền não, mà nguyên nhân không gì khác ngoài tư lợi, ham danh ham lợi nên tham, sân, si, vướng phải dục trần, tự gây rắc rối, chính là tạo ác nghiệp.

Vượt qua phiền não của bản thân chính là cách giải thoát ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh thì nghiệp ác càng tiêu tan, tâm càng phiền não thì nghiệp ác càng tích tụ.

Vì thế, bao dung với người khác cũng là bao dung với chính mình, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân, là phương pháp tạo nghiệp lành tốt nhất, đơn giản nhất. Khi nghiệp lành sinh ra, nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng tự tiêu tan. Bạn có biết: Khoan dung độ lượng mang lại phúc báo suốt đời

Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, cách tốt nhất để giải trừ nghiệp chướng chính là làm những việc tốt lành và xa lánh cái xấu, cái ác để cuộc sống luôn luôn an vui và hạnh phúc.

 Cần yếu tố nào để hóa giải nghiệp chướng hiệu quả?

Theo lời Phật dạy, nếu là nghiệp thiện thì đó là điều tốt, sẽ sinh ra sự tốt lành sau này; nhưng nếu là ác nghiệp thì phải thực hiện các cách hóa giải nghiệp chướng để không hệ lụy sau này.

Giáo lý nhà Phật cho rằng, cách hóa giải nghiệp chướng tốt nhất là phải luôn có TUỆ và ĐỊNH.

- Tuệ là trí tuệ, phải có trí tuệ sáng suốt, nghĩ trước nghĩ sau trước khi làm một việc, nói một câu.

- Định là kiên định, không để ngoại vật, ngoại cảnh tác động làm ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành động của mình.

Chỉ có người có đủ định và tuệ mới có thể vượt khỏi luân hồi lục đạo, giải quyết vấn đề một cách quyết đoán và chính xác.

Vì thế, Phật giáo thường dạy chúng ta nhất nhất phải làm việc tốt không làm việc xấu để tránh tạo ác nghiệp sau này. Và hơn hết, chúng ta làm điều thiện nghiệp nhưng không chấp nhặt chuyện mình đã làm để so đo thì sẽ không tạo ra nghiệp chướng.

Vì thế trong đời sống hàng ngày, hành động, lời nói hay ý nghĩ đều phải tuân theo “giới, định, tuệ”. Đối với ác nghiệp từ người khác không chấp nhặt so đo, phải phân tích suy nghĩ tìm hiểu kỹ lưỡng từ đó có cách phân giải rõ ràng.

Như thế mới là sự thành công, mĩ mãn không tạo ác nghiệp, giải trừ nghiệp chướng tận gốc.

NT (SHTT)

Nổi bật