Mất tiền là điềm gì? Tại sao người ta thường an ủi nhau mỗi khi mất tiền là 'của đi thay người'?

19/03/2024 07:50:41

Mỗi khi bị mất tiền, mất của, chúng ta sẽ nghĩ đến những điều xui xẻo, rủi ro. Thế nhưng tại sao người ta lại thường an ủi nhau rằng “của đi thay người”? Phải chăng điều tưởng chừng rất đen đủi này lại dự báo về một tương lai tốt đẹp đang chờ đón ở phía trước?

Mất tiền là điềm gì? Xui xẻo hay may mắn?

Thông thường chúng ta đều nghĩ rằng, chỉ nhặt được tiền mới là may mắn, còn mất tiền chắc chắn là xui xẻo. Thế nhưng sự thật lại không hẳn như vậy. Điều tưởng chừng là đen đủi nhưng có khi lại dự báo về một tương lai tốt đẹp chờ đón ở phía trước.

Như đã nói ở trên, cuộc đời mỗi người không thể tránh khỏi những điều tai bay vạ gió. Tai họa ấy có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người. Mất tiền nhưng giữ được sự bình an thì cũng giống một sự đánh đổi, tiền bạc là vật thế thân, đổi lấy sinh mạng. Trong trường hợp này, mất tiền, mất của lại chính là may mắn đấy chứ!

Sau khi bị mất tiền, nhiều người sẽ tìm cách để thay đổi tình thế. Họ cố gắng làm việc, tăng ca, kiểm soát chi tiêu, giữ gìn tài sản cẩn thận,... Đây cũng chính là những thói quen tốt, dẫn đến thành công hơn trong tương lai.

Mất tiền là điềm gì? Tại sao người ta thường an ủi nhau mỗi khi mất tiền là 'của đi thay người'?
Ảnh minh họa: Internet

Áp lực khi bị mất tiền còn trở thành đòn bẩy cho những người biết cố gắng, họ sẽ nỗ lực và phát triển vượt bậc để kiếm lại tài sản trong thời gian ngắn.

Không có một câu trả lời nào tuyệt đối cho việc mất tiền là xui xẻo hay may mắn, nó phụ thuộc vào góc độ và thái độ tiếp nhận của mỗi người. Mong rằng bạn luôn giữ được sự tích cực trong mọi tình huống, cẩn thận hơn trong cuộc sống thường ngày và đừng quên rằng “có sức khỏe là có tất cả”.

2. Hiểu sao cho đúng về câu nói “của đi thay người”?

Khi an ủi ai đó mới bị mất mát tiền bạc, của cải, câu cửa miệng mà chúng ta hay nói là “của đi thay người”. Với mong muốn rằng đối phương sẽ suy nghĩ nhẹ nhàng hơn, giảm bớt cảm giác tiếc nuối, phiền muộn.

Của cải mất đi còn có thể kiếm lại, còn tính mạng con người chỉ có một, khi đã mất đi thì mãi mãi tan biến. Cuộc sống luôn công bằng, chẳng ai may mắn được mãi, cũng chẳng ai cả đời không gặp chút xui xẻo nào. Đó là lý do tại sao khi mất mất tiền của, mọi người thường nghĩ rằng bản thân đã dùng tài sản để xua đuổi vận hạn, dùng “của” để đổi lấy “người”.

Khi bị mất tài sản, bị rơi tiền hay bị trộm cắp,... đừng quá u sầu, hãy coi đó là bài học quan trọng, nhắc nhở bản thân từ nay trở đi phải cẩn thận hơn, đừng tin ai quá mức, chớ cẩu thả trong giao dịch tiền bạc.

Không may xảy ra va chạm giao thông, xe cộ hỏng nhưng người vẫn còn lành lặn. Chẳng may bị cháy nhà, tài sản bị thiêu rụi nhưng người vẫn được an toàn… những lúc “thập tử nhất sinh” như thế chúng ta mới thấm thía câu nói “của đi thay người”.

Đứng trước ranh giới sinh - tử thì tiền cũng chỉ là giấy, tài sản chỉ là phù du, tính mạng mới là điều quý giá nhất. Càng có nhiều tài sản trong tay, con người càng dễ sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Không ít các tệ nạn, thói ăn chơi đua đòi, quan niệm sống hưởng thụ, trụy lạc, sa đọa cũng bắt đầu từ đây.

Còn sức khỏe là còn tất cả, cuộc đời lấy của bạn cái này thì sẽ bù đắp cho bạn thứ khác. Được - mất là quy luật tất yếu, quan trọng là sau đó chúng ta rút ra bài học gì, có dám thay đổi để vững vàng hơn không.

Câu nói “của đi thay người” cũng chính là lời nhắc nhở đến tất cả mọi người rằng đừng quá coi trọng tiền bạc. Hãy sống lương thiện, làm phước mỗi ngày để luôn cảm thấy bình an, quý trọng cuộc sống hiện tại.

PN (SHTT)

Nổi bật