Cúng rằm tháng 8 là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Vào ngày này, các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm đầy đủ để dâng lên tổ tiên, thần linh với mục đích cầu bình an, gia đạo hòa thuận.
Bên cạnh đó, gia chủ cũng sẽ chuẩn bị mâm cỗ trông trăng để vào lúc trăng lên cao, cả gia đình sẽ quây quần dưới ánh trăng cùng phá cỗ Trung thu.
Tùy theo phong tục của từng địa phương hoặc lối sống của từng gia đình mà mâm cúng rằm tháng 8 có sự thay đổi sao cho phù hợp. Tuy nhiên nhìn chung, mỗi mâm cúng rằm tháng 8 sẽ bao gồm: bánh nướng, bánh dẻo, các loại hoa quả, hương hoa và đèn nến...
Mâm cúng rằm tháng 8 gồm những gì?
Chia sẻ với VietNamNet, nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội), mâm cúng rằm tháng 8 có thể chuẩn bị các món ăn chay hay mặn. Nếu không có điều kiện và thời gian, gia chủ có thể chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo đơn giản để thắp hương vào sáng ngày rằm.
Đối với mâm cúng mặn, người nội trợ có thể chuẩn bị gà, xôi, các món ăn truyền thống hoặc theo khẩu vị gia đình.
Ngoài ra, mâm cúng rằm tháng 8 cần có những loại trái cây như: nải chuối chín, quả bưởi (mang ý nghĩa cầu mong những điềm lành), quả hồng (mang ý nghĩa của sự no đủ), quả na (mang ý nghĩa sinh sôi), quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn)...
Các loại quả trong mâm cỗ truyền thống thường có cả quả xanh, quả chín, mang ý nghĩa âm - dương hòa hợp, cân bằng theo quan niệm người xưa.
Đặc biệt, mâm cúng không thể thiếu bánh Trung thu nướng và bánh dẻo. Hai loại bánh này thường có hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất, hoặc có thể là hình cá chép, hay chú lợn béo tròn.
Nhiều gia đình cũng chuẩn bị các loại trà như trà sen, trà hoa nhài, trà mạn… để dùng cùng bánh. Bình hoa tươi cúng rằm tháng 8 có thể là nhiều loại hoa khác nhau.
Trong dịp này, người khéo tay có thể cắt tỉa bưởi, dưa hấu thành hình các con vật với mục đích tạo niềm vui, thích thú cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, gia chủ có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Để ngày lễ càng thêm thuận lợi, tốt đẹp hãy áp dụng những mẹo phong thủy khai vận trong Tết trung Thu. Đón cát tránh hung, không phát sinh những chuyện rủi ro xui xẻo làm ảnh hưởng tới không khí chung.
1. Thanh lý vật cũ, trưng bày cây xanh
Trước đêm Trung Thu, kiến nghị mọi người hãy dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thanh lý những đồ đạc cũ hỏng hoặc không có nhu cầu sử dụng, sắp xếp lại những vật dụng kỉ niệm và cất chúng gọn gàng. Như vậy không những mang tới không gian thoáng đáng, mới mẻ cho ngày lễ thêm tưng bừng và còn cải thiện phong thủy.
Bên cạnh đó, bày cây xanh, thực vật xanh trong nhà có tác dụng tăng cường sinh khí, nâng cấp gia vận. Những vị trí tốt nhất để bày là phòng khách, cửa chính, cửa sổ để nghênh đón cát khí, nhà vệ sinh để giảm bớt xú khí, giải trừ hung hiểm.
2. Không nên một mình, rời xa sông hồ
Rằm Tháng 8 là thời điểm trăng mùa thu to tròn sáng đẹp nhất trong năm, cảnh sắc đẹp đẽ, không khí lãng mạn, rất không thích hợp để ở một mình. Đây còn là dịp đoàn viên, gia đình quây quần cùng nhau đón lễ, ở một mình dễ sinh cảm giác buồn bã, sầu muộn.
Đặc biệt là người tình cảm thất ý, công việc không thuận lợi thì lại càng tiêu cực, tâm tình không vui vận trình cũng giảm. Tốt nhất là tới nơi đông vui náo nhiệt, ở bên bè bạn người thân để quên đi chuyện buồn, xung hỉ đuổi tai.
Ngày Trung Thu âm thịnh dương suy, hàn khí mạnh, nếu lui tới những nơi ao hồ sông suối sẽ dễ bị nhiễm bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi các nguồn năng lượng không tốt.
Vì thế, ngắm trăng bên hồ tuy lãng mạn nhưng không hề tốt cho sức khỏe cũng như vận trình. Muốn khai vận dịp Trung Thu thì nên tới núi cao để thưởng thức phong cảnh.
3. Càng đông người càng vượng phúc
Trung Thu là tết tình thân, là dịp tụ họp gia đình, tăng tình đoàn kết gắn bó thân thiết, càng đông người càng thêm phúc lộc. Nếu trong nhà nhân khẩu ít ỏi, người thưa thớt thì nên mời bạn bè, họ hàng, làng xóm tới cùng chung vui để tạo không khí náo nhiệt.
Càng tưng bừng phấn khởi thì gia vận càng thịnh vượng, hỉ khí vây quanh, mọi chuyện đều khởi sắc. Kị nhất là nhà vắng lạnh, không tiếng cười nói, không tổ chức lễ hội sẽ khiến phong thủy đi xuống.
4. Tế trăng cầu phúc
Người phương Đông có rất nhiều ngày lễ truyền thống, mỗi ngày lễ đều không thể thiếu tập tục lễ bái thần linh cầu phúc. Vị thần chủ quản lễ Trung Thu là Nguyệt Thần, trong Phật giáo là Nguyệt Quang Bồ Tát.
Sắp lễ gồm hoa, quả, bánh trái, dâng hương dưới trăng, hướng tới các vị đó cầu phúc cho gia trach bình an khỏe mạnh, mùa màng bội thu, người yêu thành thân thuộc.
Người Việt còn có tục cúng lễ ông bà tổ tiên, thắp hương mời người đã khuất về cùng đón lễ với con cháu, thể hiện tinh thần đoàn viên, kết nối tâm linh.
Ngày Rằm đẹp nhất trong năm cũng là dịp cầu duyên cầu tình rất tốt, dưới ánh trắng hiền hòa dịu mát, cầu ông tơ bà nguyệt se duyên, hoàn thành nguyện ước, đeo lên tay sợi dây kết cát tường phong thủy, nhân duyên sẽ nhanh tới. Ngày này mà tiến hành việc hỉ thì vợ chồng thuận hòa yên ấm, hạnh phúc tới đầu bạc răng long.
5. Đốt đèn vượng tài
Một trong những mẹo phong thủy khai vận trong Tết Trung Thu là đốt đèn lồng để cầu mong thuận lợi tài chính. Trên trời có trăng sáng dịu dàng, trong nhà có hơi ấm của lửa, vừa thân mật gần gũi lại có tác dụng về mặt phong thủy.
Tương truyền, Thần Tài thấy nơi nơi đông vui náo nhiệt nên ghé tới, đốt đèn nến ở tài vị để thuận tiện dẫn đường cho ngài, gia đình chiêu tài vượng vận rất tốt.
NT (SHTT)