Kiêng tinh bột, chỉ ăn rau, người đàn ông phải nhập viện điều trị

07/06/2024 09:04:51

Vì sợ bệnh đái tháo đường nên người đàn ông ăn uống rất kiêng khem sau đó phải nhập viện.

Ông Trần (56 tuổi, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hơn chục năm nay. Thời điểm được chẩn đoán mắc tiểu đường, ông được bác sĩ khuyên dùng thuốc theo chỉ định kết hợp với thay đổi lối sống để kiểm soát bệnh. Ông Trần đã thực hiện theo và chỉ số đường huyết cũng như tình hình sức khỏe vẫn luôn ổn định.

Tuy nhiên, nửa năm trước, ông Trần tìm hiểu trên mạng và biết được các món ăn giàu tinh bột như mì, cơm trắng,... có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh. Do lo lắng cho sức khỏe nên ông Trần đã quyết định kiêng hoàn toàn các loại thực phẩm giàu tinh bột và chỉ ăn rau.

Sau nửa năm kiêng hoàn toàn tinh bột, ông Trần bắt đầu bị chóng mặt. Vài ngày trước, ông Trần bất ngờ ngất xỉu ở nhà. May mắn, con trai ông đã phát hiện ra và đưa ông đến bệnh viện kịp thời.

Kết quả khám ở bệnh viện cho thấy ông Trần hạ đường huyết nghiêm trọng. Do được cấp cứu kịp thời nên ông Trần đã qua cơn nguy hiểm. Sau khi tỉnh dậy và nghe kết quả chẩn đoán từ bác sĩ, ông Trần đã rất bất ngờ. Ông Trần vốn tưởng rằng việc kiêng tinh bột sẽ ông giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, tốt cho sức khỏe nhưng cuối cùng, nó lại khiến ông phải nhập viện.

Kiêng tinh bột, chỉ ăn rau, người đàn ông phải nhập viện điều trị
Ảnh minh họa: Internet

Lý giải về trường hợp của ông Trần, bác sĩ Nguyễn Viên, Phó trưởng Khoa Nội tiết của Bệnh viện Chiết Giang, Trung Quốc cho biết: “Việc kiêng hoàn toàn tinh bột ở bệnh nhân mắc tiểu đường có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân mắc tiểu đường phải đối diện thêm với các biến chứng nghiêm trọng ở hệ thần kinh, não bộ, tim mạch”.

Theo bác sĩ, bệnh nhân mắc tiểu đường vẫn cần ăn đủ chất, trong đó, người bệnh cần giảm ăn tinh bột, tăng cường các nhóm đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất... Mỗi bữa, người mắc tiểu đường vẫn nên ăn 45 - 60g tinh bột. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn các thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đánh giá khả năng hấp thu và làm tăng đường huyết của thực phẩm) thấp để giúp kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả.

Điều gì xảy ra khi bạn cắt bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi bữa ăn?

Ngày nay, ngày càng có nhiều người cắt bỏ carbohydrate khỏi chế độ ăn vì lý do bảo vệ sức khỏe hoặc giảm cân. Nhưng họ không nhận ra rằng tác dụng phụ của việc cắt giảm carbohydrate còn nghiêm trọng hơn.

1. Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não

Một nghiên cứu mới của nhóm từ Bệnh viện St. Paul ở Canada và Đại học British Columbia cho thấy những người tham gia không ăn hoặc ăn ít carbohydrate có tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tim mạch là 9,8%, so với tỷ lệ 4,3% ở những người ăn một lượng kiểm soát carbohydrate. Số liệu cho thấy, việc cắt giảm carbohydrate sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp đôi.

2. Hơi thở hôi

Tạp chí "Reader's Digest" của Mỹ đăng tải 1 báo cáo nói rằng lượng carbohydrate hấp thụ hàng ngày dưới 50 gram có thể gây hôi miệng. Bởi vì một phần nguyên nhân gây hôi miệng là các loại khí cay nồng thoát ra do cơ thể tiêu thụ chất béo và protein trong cơ thể khi bạn ăn chế độ low-carb .

Kiêng tinh bột, chỉ ăn rau, người đàn ông phải nhập viện điều trị - 1
Ảnh minh họa: Internet

3. Suy dinh dưỡng

Khi không ăn thực phẩm chứa carbohydrate, lượng calo cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn tới cơ thể sẽ tiêu tốn một lượng lớn protein để lấy năng lượng, dẫn đến lượng protein cần thiết cho cơ thể giảm đáng kể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thể lực kém, rụng tóc, và khả năng miễn dịch giảm sút.P hụ nữ cũng sẽ có kinh nguyệt thất thường hơn.

4. Ảnh hưởng chức năng não bộ

Không ăn cơm (thực phẩm chứa carbohydrate) lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ. Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của não bộ. Nếu lượng carbohydrate nạp vào không đủ sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng tư duy, suy giảm trí nhớ,...

5. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Không ăn cơm trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt bột đường, ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, từ đó gây mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, nhịn ăn cơm cũng gia tăng cảm giác đói vào ban đêm, từ đó khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

6. Gây hạ đường huyết

Không ăn cơm khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng để hoạt động bình thường sẽ khiến bạn đói, dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm, có thể khiến bạn choáng váng, hoa mắt chóng mặt và ngất xỉu,...

Kiêng tinh bột, chỉ ăn rau, người đàn ông phải nhập viện điều trị - 2
Ảnh minh họa: Internet

7. Hệ miễn dịch suy yếu

Người lâu ngày không ăn cơm khả năng miễn dịch kém do bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ, hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến tần suất mắc bệnh cao hơn. Do thiếu chất nên khẩu phần ăn dễ mất cân đối, dẫn đến ăn nhiều dầu mỡ và các chất dinh dưỡng khác để bù đắp. Ăn nhiều chất béo khi bụng đói sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch … Ăn quá nhiều cá, tôm, thịt lợn giàu protein cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, gan và thận, đồng thời làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư hệ tiêu hóa .

Tóm lại, ăn quá nhiều hoặc quá ít carbohyrate đều không tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh cần đảm bảo lượng ăn vào cân bằng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường, ăn quá ít thực phẩm thiết yếu cũng sẽ gây ra các phản ứng bất lợi như hạ đường huyết, nhiễm toan ceton…

Trên thực tế, khi một bữa ăn bình thường không chỉ có cơm không. Hầu hết đều được kết hợp với các thức ăn đa dạng khác. Hầu hết các loại rau đều là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp đường huyết cân bằng. Một khẩu phẩn ăn cân bằng dinh dưỡng có thể giúp ích, giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu một cách hợp lý.

Kiêng tinh bột, chỉ ăn rau, người đàn ông phải nhập viện điều trị - 3
Ảnh minh họa: Internet

Nên ăn tinh bột như thế nào?

- Khối lượng tinh bột tối ưu là 250g – 400g/ngày. Khi nấu cơm, bạn có thể kết hợp thêm ngũ cốc nguyên hạt, khoai… để tăng cường chất xơ, khoáng chất, protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.

- Đa dạng các loại tinh bột: Ngoài cơm gạo, các loại ngũ cốc khác cũng phù hợp để cung cấp carbohydrate cho cơ thể. Bạn có thể thay thế cơm trắng bằng các loại hạt để dinh dưỡng toàn diện hơn, đồng thời có thể kiểm soát lượng đường trong máu.

- Cách nấu ăn: Phương pháp nấu ăn khác nhau sẽ mang tới kết cấu thực phẩm khác nhau và ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hấp, hầm, luộc để thực phẩm giữ nguyên dinh dưỡng, món ăn tốt cho sức khỏe hơn.

Thực tế, năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người cần được lấy từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Hành vi cắt giảm 1 nhóm chất hoàn toàn khỏi chế độ ăn là một quan niệm sai lầm về và khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng thiết yếu. Khoa học đã chứng minh, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ phù hợp hơn với nhu cầu sức khỏe của con người.

PN (SHTT)

Nổi bật