Khác biệt trong máu của những người sống thọ 100 tuổi

20/06/2024 09:38:26

Bí ẩn phía sau khả năng sống thọ trăm tuổi của một số người đang dần được hé lộ.

Theo báo cáo năm 2010 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của con người là khoảng 71 tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp cá biệt đạt từ 100 tuổi trở lên từng được coi là hiếm hoi, thì nay đã trở nên phổ biến.

Bí mật đằng sau tuổi thọ khác thường của những người này vẫn là điều chưa thể lý giải, vì nó liên quan tới những tương tác phức tạp giữa khuynh hướng di truyền và thói quen, lối sống trong suốt cuộc đời.

Tuy nhiên, điều đó đang dần được hé lộ, thông qua việc nghiên cứu dựa vào tập dữ liệu những người có tuổi thọ đặc biệt cao.

Khác biệt trong máu của những người sống thọ 100 tuổi

Theo một nghiên cứu được công bố trên GeroScience, chỉ số cholesterol và glucose trong máu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình rằng bạn có phải nhóm những người sống thọ trên 100 tuổi hay không.

“Đây là nghiên cứu lớn nhất so sánh dấu ấn sinh học giữa nhóm có tuổi thọ đặc biệt cao và những người có tuổi thọ ngắn hơn. Đồng thời, chúng tôi cũng xem xét mối liên hệ giữa các chỉ số và cơ hội trở thành một người sống trăm tuổi”, Phó giáo sư dịch tễ học Karin Modig (Viện Karolinska, Thụy Điển) chia sẻ. 

Nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ 44.000 người Thụy Điển đã trải qua đánh giá sức khỏe ở độ tuổi 64-99. Trong số những người này, 1.224 người, tương đương 2,7%, đã vượt qua ngưỡng 100 tuổi. Điều thú vị là đại đa số họ (85%) là nữ giới.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sống đến 100 tuổi có chỉ số glucose, creatinine và axit uric tương đối thấp từ tuổi 60 trở đi. Cụ thể, họ sở hữu chỉ số glucose xấp xỉ 6,5 khi còn sống, và chỉ số creatinine khoảng 125.

Đối với chỉ số axit uric, sự khác biệt tuyệt đối là khoảng 2,5%. Điều này có nghĩa là những người trong nhóm có nồng độ axit uric thấp có 4% cơ hội sống đến 100 tuổi, trong khi ở nhóm có nồng độ axit uric cao có 1,5% cơ hội sống đến 100 tuổi.

Khác biệt trong máu của những người sống thọ 100 tuổi - 1

Các dấu ấn sinh học khác của nhóm người sống thọ không có sự khác biệt đáng kể nhưng thường ở mức trung bình, hiếm khi cực cao hoặc cực thấp.

Ví dụ, rất ít người hơn 100 tuổi có mức đường huyết trên 6,5 mmol/L hoặc mức creatinine trên 125 µmol/L.

Điều đó cho thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa trao đổi chất, dinh dưỡng và tuổi thọ.

Nghiên cứu này không đưa ra kết luận yếu tố lối sống hoặc gene nào chịu trách nhiệm cho dấu ấn sinh học. Tuy nhiên, theo The Conversation, thật hợp lý khi nghĩ rằng các yếu tố như dinh dưỡng và uống rượu cũng đóng một vai trò nào đó. Thực tế cho thấy, sự khác biệt về dấu ấn sinh học được ghi nhận ở những người cao tuổi.

Bạn nên theo dõi các chỉ số về thận và gan cũng như lượng glucose và axit uric khi bạn già đi.

PN (SHTT)

Nổi bật