Hòa thêm 1 thứ này vào nước rồi đem tưới, hoa giấy đua nhau nở bung đúng Tết âm lịch

21/11/2023 11:00:34

Trang trí hoa ngày Tết là phong tục truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh các loại hoa quen thuộc như hoa đào, hoa mai, hoa cúc thì hoa giấy đang là xu hướng được nhiều người yêu thích. Cách chăm cây hoa giấy như thế nào để có thể ra hoa đúng dịp tết không phải điều đơn giản.

Đôi nét về cây hoa giấy trang trí Tết

Hoa giấy tên tiếng Anh là Bougainvillea, là một loài cây đến từ Trung Nam Mỹ. Cây hoa giấy cho hoa quanh năm, được trồng rất nhiều tại Việt Nam và còn được biết đến với tên gọi hoa móc diều, cây bông giấy. Cây hoa giấy là thực vật thân gai có thể vươn cành leo cao, bám vào các vật thể khác. Tại Việt Nam, người ta thường trồng hoa giấy ở cổng nhà hoặc làm thành hàng rào xung quanh.

Bình dị, nhẹ nhàng, tinh khôi là những tính từ dùng để mô tả vẻ đẹp của hoa giấy. Hoa giấy có nhiều màu như đỏ, trắng, cam, vàng, tím, hồng, tuy nhìn mỏng manh nhưng không hề dễ rơi rụng. Hoa nở tươi sáng cả một góc trời, có thể để chơi khoảng 1 tháng mới bắt đầu thay lứa khác. Một gốc cây hoa giấy lâu năm có thể có giá hàng trăm triệu đồng. Đây là loại hoa được nhiều nhà yêu thích trang trí cho ngày Tết thêm đẹp mắt.

Hòa thêm 1 thứ này vào nước rồi đem tưới, hoa giấy đua nhau nở bung đúng Tết âm lịch
Ảnh minh họa

Điều kiện cần đảm bảo đề cây hoa giấy ra hoa

Để hoa giấy có thể ra hoa đúng dịp Tết cần đảm bảo cây khỏe mạnh, có mầm và lá xanh đậm. Cây hoa giấy nên được trồng ở khu vực có ánh nắng soi đều, ít nhất cũng được tắm nắng từ 4 đến 5 tiếng mỗi ngày. Để hoa giấy ra hoa đúng vào thời điểm Tết đến thì không được để rễ cây ăn xuống đất. Nếu có rễ thì phải làm đứt hoặc chặt rễ đi.

Hoa giấy vốn là loài thân bụi họ cây leo, có khả năng chịu khô cằn tốt. Nếu trồng hoa giấy trực tiếp vào trong đất thì cây phát triển khá nhanh, ra lá xanh tốt nhưng khó ra hoa. Vậy nên người trồng chỉ nên chọn hoa giấy trồng trong chậu để có thể chăm sóc cây ra hoa vào đúng ngày Tết.

Thời gian lý tưởng để bắt đầu chăm sóc hoa giấy

Hoa giấy là loài cây cho hoa quanh năm, nhưng để hoa nở đẹp đúng vào dịp Tết thì người trồng phải biết cách chăm sóc đúng thời điểm. Kinh nghiệm của các nhà vườn trồng hoa cho thấy nên bắt đầu cắt tỉa cây và thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt cho hoa giấy vào thời điểm trước Tết từ 60 ngày đến 70 ngày.

Thời gian lý tưởng này cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Chẳng hạn trời nắng ấm thì nên bắt đầu chăm sóc khoảng tháng 11 âm, còn trời rét lạnh thì có thể đẩy tiến độ lên trước 1 tháng. Cây hoa giấy có thể giữ hoa nở rực rỡ khoảng 1 tháng, nên nếu hoa bắt đầu ra từ tháng 12 âm thì bạn cũng đừng lo vì chắc chắn sẽ giữ được đến Tết.

Tưới giấm cho cây cảnh hoa giấy

Từ lâu, giấm là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn. Nhưng chắc hẳn rất ít ai biết giấm còn có công dụng trong việc trồng cây cảnh và giữ được độ tươi cho cây, nhất là với cây cảnh hoa giấy.

Tưới dung dịch giấm pha loãng lên đất sẽ giúp đất tăng độ chua, cung cấp vào đất trồng một lượng sắt nhất định để cây cảnh ra hoa đều, tươi và luôn xanh mát.

Hơn thế, giấm ăn còn giúp cây cảnh có hoa luôn tươi, giữ được độ tươi lâu hơn khi không sử dụng. Sau khi cắt hoa giấy để chưng vào bình bông thì bạn nên pha dung dịch giấm đường theo tỉ lệ 2:1 rồi đổ vào bình. Với cách này, hoa sẽ tăng thêm tuổi thọ được nhiều ngày.

Cách dùng: Bạn tiến hành pha loãng 150ml giấm với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Làm đều đặn 2-3 lần/tuần sẽ có hiệu quả nhất định.

Ngoài tưới 2 loại nước "tiên dược" này cho cây cảnh hoa giấy, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khi trồng cây cảnh này đó là:

Khi trồng cây cảnh hoa giấy, bạn cần trồng ở những nơi mà hoa có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể. Vì đặc tính là loài ưa nắng nên nếu trồng ở những nơi có nhiều bóng râm, cây cảnh hoa giấy sẽ bị hạn chế khả năng sinh trưởng và phát triển.

Hòa thêm 1 thứ này vào nước rồi đem tưới, hoa giấy đua nhau nở bung đúng Tết âm lịch - 1
Ảnh minh họa

Xiết nước

Xiết nước tức là hạn chế tưới nước để chậu cây khô. Hoa giấy nếu đủ nước sẽ tiến hành ra lá và lên chồi nên sẽ không tập trung ra hoa. Vì vậy bạn cần cắt nguồn nước cho cây hoa giấy đúng dịp để chúng hạn chế nuôi lá. Thời gian xiết nước đầu từ ngày 10 tháng 11 Âm lịch, nếu thời tiết miền Bắc lạnh thì sớm hơn tàm 15 ngày. Để xiết nước, bạn cần ngưng tưới nước cho cây kết hợp với che chắn không để nước mưa xâm nhập vào cây. Bên cạnh đó, để chắc chắn bạn nên dùng túi nilon quấn quanh cây và thân chậu để duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây.

Chu kỳ xiết nước tiến hành khoảng 15-20 ngày và chia thành 5 ngày một đợt: tức là cứ 5 ngày bạn không hề cho cây một giọt nước nào, có mưa thì chắn không cho nước rơi vào chậu, sau đó ngày thứ 6 cho một chậu tầm 2 lít nước để cây hồi rồi lại cắt 5 ngày. Hao giấy chịu được quá trình khô hạn và đây là kỹ thuật cần thiết nên đừng lo cây chết nhé.

Bón phân

Bắt đầu từ khoảng 15/ 10 Âm lịch, bạn nên bón phân NPK hàng tuần cho cây. Nên nhớ, 2 tuần đầu bạn nên bón theo tỷ lệ 1:1:1 để cây phát triển và hoàn thiện lá. Vào những tuần tiếp theo, khi nụ hoa bắt đầu nhú lên thì bạn nên bón phân theo tỷ lệ 1:2:1 để kích thích hoa phát triển. Và cuối cùng, ở 2 tuần giáp Tết tức là khoảng thời gian sau rằm tháng chạp, bạn nên bón phân theo tỷ lệ 1:1:2 với mục đích cho hoa tươi thắm và lâu tàn.

Chú ý hoa giấy cần có nắng nên bạn vẫn cần đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng nhé. Trồng cây hoa giấy rất cần chăm sóc đúng thì hoa sẽ nở nhiều và sai hoa. Đối với các nhà vườn thì kỹ thuật xiết nước và tỉa lá là vô cùng quan trọng giúp cây ra hoa đúng ý của người trồng.

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc hoa giấy

Việc xiết nước trong cách chăm sóc cây hoa giấy ra hoa còn phụ thuộc vào tình trạng thực tế của cây. Bạn nên kiểm tra và chọn lựa ra các cây khỏe mạnh, sinh trưởng ổn định để đảm bảo xiết nước thành công. Cây dưới 5 tuổi hoặc cây yếu sẽ khó ra hoa nở to và đều, những cây này sẽ không rực rỡ và được nhiều người ưa chuộng dùng trong dịp Tết.

Việc tưới nước cho cây khi xiết nước cũng phụ thuộc vào yếu tố thời tiết. Nếu mùa đông trời lạnh, thường xuyên mưa rét thì nên có biện pháp ủ ấm cho cây và có thể tưới bằng nước ấm kích thích cây nở hoa. Trường hợp trời nắng ấm thì không cần thực hiện các phương pháp này. Gặp phải giai đoạn trời mưa nhiều cũng cần có biện pháp phòng ngừa để nước không ngấm vào chậu vì như vậy cây sẽ không thể xiết nước thành công.

NT (SHTT)

Nổi bật