Ho dai dẳng cảnh báo bệnh gì?

09/10/2023 14:53:27

Rất nhiều người xem nhẹ bệnh ho dai dẳng, nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi. Nhưng bạn có biết rằng đây có thể là triệu chứng ban đầu của một số bệnh nguy hiểm.

Ho là phản xạ sinh lí tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy chất dịch, đờm do phế quản, nội tiết hoặc dị vật ra khỏi cơ thể đánh gây tắc đường thở. Nhưng đó cũng có thể là triệu chứng của một số rối loạn trong cơ thể. Ho dai dẳng là ho nhiều ngày không khỏi, khiến người bệnh khó chịu và khổ sở cần được điều trị kịp thời.

Ho dai dẳng biểu hiện một số bệnh nguy hiểm

Ban ngày bệnh nhân chỉ ho húng hắng và không có dấu hiệu cúm hoặc viêm họng nhưng khi ngủ trưa, ban đêm thì ho kéo dài kèm theo ngứa họng, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh. Ho dai dẳng lâu ngày có thể là triệu chứng của một số bệnh:

Do hen suyễn

Khi bị hen suyễn thì đa phần bệnh nhân sẽ gặp phải vấn đề hô hấp. Dấu hiệu hen suyễn là bệnh nhân bị ho, thở rít, triệu chứng tái đi tái lại, bệnh nặng về đêm. Khi nhiễm lạnh, cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp gây bùng phát hen suyễn.

Viêm xoang

Ho dai dẳng cũng có thể là do viêm xoang, xong bị viêm bị tắc, ngạt mũi và chất nhầy chảy xuống mặt sau của cổ họng. Ban ngày dịch nhầy được bệnh nhân xì ra hoặc trôi xuống theo đường tiêu hóa. Còn ban đêm dịch ư ở cổ họng gây ho. Vì thế nghẹt mũi do viêm xoang người bệnh khi ngủ phải thở bằng miệng, dễ ho, rát về đêm.

Ho dai dẳng cảnh báo bệnh gì?

Trào ngược axit

Bệnh trào ngược axit (hay còn gọi là GERD) gây ho. Nằm xuống bạn có triệu chứng ợ nóng, dạ dày dễ trôi ngược lên phổi, dẫn đến ho.

Nếu đúng là ho dai dẳng về đêm do trào ngược axit thì nên ăn ít vào bữa tối, khi ngủ nên kê gối cao đầu sẽ giảm trào ngược axit và giảm ho nhanh.

“Bắt bệnh” qua các cơn ho khác nhau

Ho thành từng cơn

Nếu ho nhiều lần kế tiếp nhau trong thời gian ngắn, điển hình là ho gà. Bệnh nhân ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho. Ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, điển hình là cơn ho gà; người bệnh ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa.

Những cơn ho kéo dài, làm tăng áp lực trong lồng ngực, ứ huyết tĩnh mạch chủ khiến bệnh nhân đỏ mặt, tĩnh mạch cổ phồng lên. Cơn ho có thể làm chảy nước mắt, gây phản xạ nôn. Bệnh nhân đau ê ẩm ngực, lưng, bụng bởi cơ hô hấp bị co bóp quá mức.

Ho khan kéo dài

Là tình trạng ho không khạc ra đờm bệnh nhân ho nhiều. Người bệnh dễ nuốt đờm vì không muốn khạc đờm ra ngoài. Khi họ khan kéo dàu chú ý đến bệnh thanh quản, viêm tai và viêm xương chũm mạn tính.

Ho có đờm

Đây là tình trạng bệnh nhân bị ho, cảm thấy nặng ngực, ho khạc thường chất nhầy, đờm. Bệnh nhân cảm giác bị nghẹt thở, khó thở, mệt lả. Triệu chứng này thường tăng lên khi đi bộ. Ho khạc có đờm nhiều có thể kèm theo bội nhiễm, đây có thể là do ung thư họng, thanh quản, thực quản, khí quản.

Ho dai dẳng cảnh báo bệnh gì? - 1

Ho ra máu

Ho dai dẳng kéo dài kèm theo hiện tượng ho ra máu, có nhiều mức độ từ nặng đến nhẹ. Đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp, mãn tính hoặc ung thư phổi.

Ho ra máu đột ngột khi bệnh nhân vẫn khỏe mạnh hoặc sau khi hoạt động mạnh. Đây có thể do bệnh lao đang tiến triển (nếu kèm ho kéo dài, sốt nhẹ, sút cân thì càng chắc chắn). Ho ra máu có chút ít lẫn trong đờm, tái phát mà không có sốt hoặc sút cân thì tiềm ẩn nguy cơ bạn mắc bệnh lao.

Làm gì khi bị ho dai dẳng?

Ho có thể chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nó có thể là biểu hiện của một số bệnh lí nghiêm trọng đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi.

Ho kéo dài có kèm theo sốt, khó thở, tím tái, ho kéo dài suy kiệt thì phải đi xét nghiệm. Bị ho trên 5 ngày thì cần phải đi khám ngay. Họ kéo dài hơn 3 tuần mà dùng thuốc không giảm, cùng với đó là triệu chứng sốt, ho có đờm, nâu gỉ và vàng, ho ra máu, thở nông, đau ngực thì cần đến bác sĩ để chẩn đoán bệnh.

Thông qua việc thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng ho khan kéo dài ở trường hợp cụ thể của bệnh nhân. Từ đó phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý liên quan với phương pháp điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc thực hiện theo đúng những điều bác sĩ tư vấn, người bệnh có thể tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để áp dụng một vài biện pháp giúp góp phần cải thiện tình trạng ho khan kéo dài. Đó là:

- Thực hiện dọn dẹp không gian nhà ở và giữ cho không khí trong nhà với điều kiện tốt để không gây kích thích cổ họng dẫn đến ho. Có thể trang bị máy tạo độ ẩm không khí để tăng độ ẩm trong nhà.

- Tránh tiếp xúc với các tác nhân khiến hệ hô hấp bị kích thích gây ho như lông động vật, khói bụi, phấn hoa.

- Súc miệng với nước muối.

- Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc từ những người xung quanh.

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong ăn uống, cũng nên hạn chế thói quen nằm sau khi ăn xong, tránh dùng những thực phẩm cay nóng.

- Uống nhiều nước giúp giữ ấm cổ họng.

PN (SHTT)

Nổi bật