Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định, đột quỵ não là căn bệnh gây tử vong đứng hàng thứ 3 chỉ sau các bệnh ung thư và tim mạch và là loại bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh để lại nhiều di chứng, gây nên tàn tật nặng nề dẫn đến tàn phế, đặc biệt về vận động.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng chính cách ăn uống không khoa học như sử dụng đồ uống có cồn, ví dụ như bia, rượu; dùng nhiều các sản phẩm chứa chất kích thích khác như cà phê, nước tăng lực; hút thuốc lá và ăn nhiều thức ăn nhanh là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ.
Thói quen lười vận động cũng được cho là một nguyên nhân quan trọng gây đột quỵ ở giới trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ít vận động có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn so với người bình thường.
Ngoài ra, Làm việc hoặc học tập với cường độ cao trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người trẻ. Bởi con người khi chịu nhiều căng thẳng, áp lực sẽ rất dễ gặp các vấn đề liên quan tới tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, mất ngủ thường xuyên…
Theo các nhà chuyên gia, khi tế bào não bị tổn thương, thì các bộ phận do chúng điều khiển sẽ xuất hiện triệu chứng bất thường. Các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ gồm:
– Tê yếu tay, chân, có trường hợp bị liệt một nửa người.
– Méo miệng, giọng nói đột nhiên biến đổi, nói ngọng, thậm chí không nói được.
– Giảm thị lực, nhìn mờ ở một hoặc hai bên mắt, thị lực mất dần
– Đau đầu, chóng mặt dữ dội.
– Cơ thể mất thăng bằng không thể di chuyển hoặc vận động theo ý muốn.
Đột quỵ rất nguy hiểm và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, sự nghiệp, hạnh phúc trong tương lai của người bệnh. Dựa vào các nguyên nhân trên, đột quỵ ở người trẻ tuổi có thể phòng ngừa nếu giữ một thói quen sinh hoạt lành mạnh, có chế độ ăn thích cực và tăng cường tập thể dục, tập vận động mỗi ngày.
Về chế độ ăn uống, người trẻ nên hạn chế ăn thực phẩm đỏ và xúc xích, bổ sung những những đồ ăn có nguồn gốc thực vật. Dưới đây là một số thực phẩm không bao giờ được thiếu trên bàn ăn để phòng ngừa đột quỵ:
1. Quả bơ: Quả bơ giàu axit béo như omega-3, một thành phần cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Omega-3 có khả năng ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào, giúp duy trì cấu trúc tế bào não bộ và giảm nguy cơ đột quỵ.
2. Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hiệu quả quá trình đông máu và tạo tắc nghẽn động mạch. Để bảo vệ sức khỏe não bộ, chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít nhất năm loại rau sống mỗi tuần, trong đó bao gồm cả cà rốt.
3. Cà chua: Cà chua là nguồn giàu lycopene, một chất chống oxy hóa cụ thể giúp điều chỉnh huyết áp và bảo vệ não khỏi stress oxy hóa, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
4. Yến mạch: Yến mạch cung cấp cho cơ thể các muối khoáng quý như kẽm và sắt, giúp bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh. Ăn yến mạch vào bữa sáng có thể giúp giảm lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát cholesterol xấu.
5. Trà xanh: uống một cốc mỗi ngày sau bữa ăn khoảng 20 phút giúp bạn bổ sung chất chống oxy hóa và polyphenol chống lão hóa não.
6. Cá hồi: kích thích hoạt động của hệ thần kinh nhờ sự góp mặt của omega 3 quý giá.
7. Trái cây sấy khô như quả óc chó và hạnh nhân chứa nhiều magie và kali, hai thành phần quan trọng giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ.
8. Dầu ôliu siêu nguyên chất: các polyphenol trong dầu ô liu chống lại quá trình lão hóa của não và kích thích hoạt động của tế bào thần kinh theo cách tốt nhất có thể.
9. Sô cô la đen: là nguồn cung cấp methylxanthines, chất giúp ngăn ngừa stress oxy hóa và tăng lưu lượng máu đến não, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.
HL (SHTT)