Tăng cân
Một phép toán đơn giản: Nếu bạn ngồi cả ngày, bạn sẽ không đốt cháy nhiều calo như khi bạn đang vận động. Nếu bạn không đốt cháy nhiều calo hơn những gì bạn tiêu thụ, bạn có thể tăng cân.
Do đó, nếu bạn ngồi cả ngày dài, bạn có thể nhận thấy các con số trên thang đo có xu hướng tăng dần, đặc biệt nếu bạn không thực hành thói quen ăn uống lành mạnh.
Đau hông và lưng
Ngồi nhiều sẽ làm gấp hông bị ngắn lại và tư thế ngồi của bạn cũng có thể sẽ làm tổn thương lưng của bạn, đặc biệt là khi tư thế ngồi của bạn không đúng hoặc bạn dùng ghế không phù hợp. Tư thế sai khi ngồi cũng có thể gây ra áp lực lên các đĩa đệm ở cột sống và có thể dẫn đến thoái hóa sớm và gây ra các cơn đau mãn tính.
Lo âu và trầm cảm
Những hiểu biết về tác động về mặt tinh thần của việc ngồi là rất ít, so với những hiểu biết về những tác động thể chất của việc ngồi. Nhưng nguy cơ trầm cảm và lo âu đều tăng cao ở những người ngồi nhiều. Việc này có thể là do thiếu những lợi ích của việc hoạt động thể thao, khi mà phần lớn thời gian trong ngày một người dùng để ngồi, thay vì chuyển động. Và như vậy thì những tác động về mặt tinh thần của việc ngồi sẽ được giảm nhẹ bằng việc luyện tập hằng ngày.
Bệnh tim mạch
Ngồi có thể làm tổn thương tim, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nam giới ngồi nhiều hơn 23 giờ/tuần để xem tivi sẽ có nguy cơ tử vong vì các bệnh tim mạch cao hơn 64% so với những nam giới chỉ xem tivi 11 giờ/tuần. Các nhà khoa học cho rằng những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 147%.
Nguy cơ tiểu đường
Những người ngồi nhiều sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 112%. Trong một nghiên cứu xem xét về các ảnh hưởng của 5 ngày nghỉ ngơi trên giường, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng những người này sẽ có nguy cơ kháng insulin cao hơn, hay còn gọi là tiền tiểu đường.
Suy tĩnh mạch
Ngồi trong một thời gian dài có thể dẫn đến việc máu bị ứ lại ở dưới chân. Tình trạng này sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch. Mặc dù suy tĩnh mạch không gây hại nhiều, nhưng việc những tĩnh mạch sưng và nhìn thấy rõ ở ngay dưới da sẽ khiến nhiều người mất tự tin. Trong những trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể sẽ tiến triển các bệnh nặng hơn, như hình thành cục máu đông.
Có thể mắc bệnh trĩ
Dành quá nhiều thời gian cho tư thế ngồi có thể gây ra một số khó chịu lớn, và thậm chí dẫn đến sự phát triển của một số vết sưng không mong muốn ở trực tràng của bạn - còn được biết đến là bệnh trĩ.
Trong khi một số chuyên gia cho rằng lối sống ít vận động dường như trùng khớp với sự phát triển của bệnh trĩ, một số dữ liệu cho thấy rằng các hành vi ít vận động không phải là một yếu tố nguy cơ. Nhưng đối với nhiều người, việc có nguy cơ mắc bệnh trĩ có thể khiến họ từ bỏ việc ngồi cả ngày, theo Eat This, Not That!
Rút ngắn tuổi thọ
Các cơ chế chưa được hiểu đầy đủ, nhưng hầu hết được cho là do lưu lượng máu và hoạt động của cơ thể giảm khi ngồi lâu. Khi bạn ngồi, tuần hoàn chậm lại và máu bắt đầu dồn về chi dưới. Điều này dẫn đến sự cứng lại và rối loạn chức năng tạm thời của các mạch máu, cũng như tăng huyết áp.
Nồng độ glucose, insulin và chất béo trung tính cũng tăng lên, phần lớn là do những thay đổi về trao đổi chất liên quan đến sự suy giảm chuyển động của cơ và tiêu hao năng lượng.
Theo thời gian, tất cả những điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh tim, kháng insulin, tiểu đường và viêm nhiễm toàn thân, theo một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Nature Reviews Cardiology.
Có thể tăng nguy cơ tử vong do ung thư
Chỉ cần thay thế thời gian ngồi bằng 30 phút hoạt động dường như có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư, theo dữ liệu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ. Trong trường hợp này, ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn có thể là một vấn đề quan trọng, theo Eat This, Not That!
3 lời khuyên giúp bạn ngồi ít đi, di chuyển nhiều hơn và giảm bớt rủi ro khi ngồi mỗi ngày
- Nghỉ ngơi vận động: Hãy cố gắng vận động vài phút sau mỗi 60-90 phút. Đặt lời nhắc trên đồng hồ hoặc điện thoại để hoạt động này trở thành thói quen. Trong suốt cả ngày, những khoảng nghỉ này có thể dễ dàng giúp bạn giảm bớt thời gian ngồi 30 phút hoặc hơn.
- Bồn chồn hơn: Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên nhỏ được công bố trên tạp chí Béo phì vào năm 2021 cho thấy bồn chồn khi ngồi là một điều tốt, ví dụ như nhún chân, xoay mắt cá chân.
- Hoạt động thể chất hàng tuần: Tham gia tập thể dục hoặc hoạt động thể chất thường xuyên sẽ làm giảm một số rủi ro liên quan đến việc ngồi lâu trong thời gian dài, vì vậy việc đạt được các mục tiêu hoạt động thể chất là điều quan trọng.
PN t/h (SHTT)