Chồng mắc bệnh ung thư, vợ sảy thai sau khi chuyển đến nhà mới, bác sĩ chỉ rõ 'sát thủ' đáng sợ trong nhà

30/12/2023 10:55:28

Mới vào nhà mới chưa được bao lâu nhưng người chồng đã mắc ung thư còn vợ thì bị sảy thai khiến cả hai lo sợ.

Người ta thường nói “bệnh tật đến từ miệng”, nên nhiều người chỉ tập trung chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, chất độc trong cơ thể con người không chỉ đến từ thức ăn, đồ uống mà còn đến từ yếu tố môi trường.

Bác sĩ chuyên khoa thận người Đài Loan Hong Yongxiang chia sẻ trong chương trình y tế "Doctor is Hot" rằng từng điều trị cho một nam bệnh nhân 35 tuổi. Khi đến khám, trông anh rất mệt mỏi và bị phù nề ở chi dưới. Người đàn ông cho biết mọi vấn đề rắc rối đều đột nhiên xuất hiện kể từ khi chuyển đến nhà mới cách đây một năm.

Không chỉ người đàn ông thường xuyên bị ốm mà vợ anh cũng bị sảy thai. Lúc đầu, cả hai cho rằng phong thủy của nhà không tốt hoặc bản thân đang gặp vận hạn xấu nên đã làm lễ vào nhà mới nhưng sức khỏe vẫn không cải thiện. 

Chồng mắc bệnh ung thư, vợ sảy thai sau khi chuyển đến nhà mới, bác sĩ chỉ rõ 'sát thủ' đáng sợ trong nhà
Sau khi chuyển đến nhà mới, người đàn ông 35 tuổi bị bệnh và mắc bệnh ung thư, vợ anh cũng bị sảy thai.

Sau 1 năm liên tục sống trong tình trạng ốm đau liên miên, người đàn ông không thể chịu được nữa đã đi khám. Sau khi làm xét nghiệm máu cho bệnh nhân, bác sĩ Hong Yongxiang nhận thấy chức năng gan thận của người đàn ông không tốt lắm, chỉ có một quả thận, thận trái bẩm sinh bị teo và chỉ dựa vào thận phải để hoạt động.

Hơn nữa, bác sĩ Hong Yongxiang còn phát hiện có một khối u cứng ở bên trái cổ bệnh nhân, đường kính khoảng 2-3 cm, bề mặt không đều, sinh thiết xác nhận bệnh nhân bị ung thư vòm họng giai đoạn 2, sau đó đã được cải thiện đáng kể nhờ xạ trị.

Dù nam bệnh nhân đã cải thiện bệnh nhưng bác sĩ vẫn luôn có nỗi hoài nghi khi anh không hút thuốc, không nghiện rượu và còn trẻ nhưng lại mắc bệnh ung thư vòm họng. Cho đến khi bác sĩ biết được rằng người đàn ông vừa chuyển đến nhà mới liền nhận ra rất có thể anh đã bị ngộ độc formaldehyde.

Formaldehyde đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác nhận là chất gây ung thư cấp độ một, sẽ được thải ra từ các vật dụng trang trí và đồ nội thất được sử dụng ở nhà. thậm chí cả quần áo mới mua, và có thể tồn tại hơn 10 năm.

Chồng mắc bệnh ung thư, vợ sảy thai sau khi chuyển đến nhà mới, bác sĩ chỉ rõ 'sát thủ' đáng sợ trong nhà - 1
Độc tố môi trường có ở khắp mọi nơi và ngay cả trong nhà ở của chúng ta. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ khi ấy đã khuyên nam bệnh nhân nên kiểm tra nồng độ formaldehyde trong gia đình và nhắc nhở rằng khi tu sửa, trang trí nhà mới thì nên mở cửa ra vào và cửa sổ trong vài ngày để thông gió, giảm bớt lượng formaldehyde, tránh ngộ độc mãn tính.

Bác sĩ Hong Yongxiang cũng nghi ngờ việc vợ bệnh nhân sảy thai một phần có liên quan đến formaldehyde nhưng triệu chứng của người vợ tương đối nhẹ vì cô thích uống nước và ăn trái cây, rau củ, trong khi bản thân người chồng lại là người ăn thịt, lười ăn rau củ quả.

Việc ăn rau củ quả thường xuyên sẽ giúp quá trình giải độc của gan thận tốt hơn. Hơn nữa tiêu thụ đủ chất xơ, ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước có thể giúp loại bỏ các chất độc hại trong ruột, đồng thời tránh táo bón.

Chồng mắc bệnh ung thư, vợ sảy thai sau khi chuyển đến nhà mới, bác sĩ chỉ rõ 'sát thủ' đáng sợ trong nhà - 2
Bác sĩ Hong Yongxiang nhắc nhở mọi người uống nhiều nước và ăn trái cây, rau quả để giúp giải độc cơ thể.

Làm thế nào để giảm nồng độ formaldehyde trong nhà?

Trong các gia đình, khí formaldehyde có thể phát thải từ rất nhiều nguồn như:

- Khí thải từ các thiết bị đốt không được thông gió như bếp gas, củi, keo, sơn, chất hoàn thiện bề mặt,...

- Chất bảo quản trong một số loại thuốc, mỹ phẩm và các sản phẩm làm sạch như nước rửa chén và chất làm mềm vải.

- Các sản phẩm ván ép, được làm bằng chất kết dính có chứa nhựa urê-formaldehyde (UF); các sản phẩm gỗ kết tụ, được sử dụng lót sàn nhà hoặc kệ, tủ và đồ nội thất...

Để làm giảm nồng độ formaldehyde trong nhà, mọi người nên:

- Giảm tiêu thụ các sản phẩm có hàm lượng formaldehyde cao: Khi xây nhà cũng như mua sắm nội thất, nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm gỗ composite đã được chứng nhận hoặc các sản phẩm làm từ gỗ nguyên khối thay vì các sản phẩm có hàm lượng formaldehyde cao.

- Thông gió tự nhiên: Mức phát thải formaldehyde có thể tăng trong môi trường nóng và ẩm. Do đó, hoạt động kiểm soát hợp lý có thể giúp giảm đáng kể rủi ro về ô nhiễm không khí trong nhà. Thông gió tự nhiên luôn được xem là một phần quan trọng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng của phát thải formaldehyde trong môi trường kín.

- Trồng nhiều cây xanh: Cây xanh không chỉ khiến cho ngôi nhà của bạn thêm đẹp đẽ hơn mà còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong nhà như ammonia (có trong các sản phẩm làm sạch) và formaldehyde (trong các đồ dùng).

- Phơi thoáng các sản phẩm đồ nội thất mới và các sản phẩm gỗ ép: Các sản phẩm gỗ công nghiệp, gỗ sơn, gỗ ép phần lớn đều chứa formaldehyde. Mức độ phát tán của chúng sẽ rất cao khi còn mới. Do đó nếu có thể, bạn nên để chúng ở vị trí thoáng mát trước khi đưa vào sử dụng.

Theo Hoàng Dương (Phụ Nữ & Pháp Luật)