Cháu gái thắc mắc 'Bà ngoại nuôi con lớn, sao bố bắt con hiếu thảo với bà nội?' bà nội đáp 1 câu con dâu ớn lạnh

16/08/2023 13:43:35

Đứng trước câu hỏi đầy thắc mắc của con gái, bà mẹ đã có cách xử lý dứt khoát khiến mẹ chồng và chồng bất ngờ đến ngã ngửa.

Mẹ chồng nàng dâu có thể xảy ra mâu thuẫn, con rể cũng có thể không hài lòng với mẹ vợ, nhưng mâu thuẫn giữa người lớn không nên liên quan đến trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy là người sống có trách nhiệm, bao dung và hiếu thuận với bề trên, mới dạy dỗ được con cái, trở thành tấm gương cho trẻ sau này. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ về việc dạy trẻ biết hiếu thuận với ông bà cha mẹ.

Viên Viên, 34 tuổi, một nữ nhân viên văn phòng ở thành phố Phúc Kiến, Trung Quốc kết hôn từ năm 23 tuổi. 11 năm hôn nhân của cô cũng vì chữ "mẹ chồng" mà có nguy cơ đổ vỡ bất cứ lúc nào. Trong một bài chia sẻ lên diễn đàn chị em, Viên Viên đã kể mối quan hệ của mình với mẹ chồng, cách cô dạy dỗ con gái và sự không thể dung hòa với mẹ chồng, để lại nhiều trăn trở cho những người bà mẹ đang nuôi con cùng cảnh ngộ khi sống chung với mẹ chồng.

"Cháu bà nội tội bà ngoại" - người mẹ này viết trách móc.

Mở đầu bài viết, Viên Viên nói rằng điều cô ấy hối hận nhất lúc này chính là đã để mẹ ruột của cô, giúp đỡ chăm sóc con gái mình. Giờ đây, khi con gái cô đã lớn, bà ngoại đã về quê thì bà nội chuyển đến sống cùng nhà, yêu cầu con dâu phải chăm sóc phụng dưỡng.

Viên Viên kể rằng, ngay sau khi cô kết hôn đã mang bầu, sức khỏe yếu nên cô được mẹ ruột lên chăm sóc, bồi bổ. Khi cháu gái Xuân Xuân chào đời, bà ngoại cũng là người có mặt ở bệnh viện sớm tối ẵm cháu, thay rửa cho con gái, bà nội không đoái hoài.

Một tay mẹ ruột của Viên Viên đã chăm cháu, lo từ miếng ăn giấc ngủ để vợ chồng con gái có thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Bà ngoại đã ròng rã ở cạnh gia đình Viên Viên suốt 8 năm trời, sáng dậy nấu ăn, đưa cháu đi học, rồi chiều lại đón cháu về tắm rửa giặt giũ. Trong khi bà nội chỉ thỉnh thoảng đến thăm lúc nhát rồi về, chưa từng ngủ lại một đêm với cháu nhỏ.

Hai bố con Xuân Xuân tranh cãi về chuyện phụng dưỡng ai.

Tháng 5/2023, khi Xuân Xuân 11 tuổi, bà nội lúc này đã già yếu, chuyển đến gia đình con trai sống, mong muốn dựa dẫm vào con cái lúc tuổi già. Viên Viên dự định cùng chồng về quê thăm bà ngoại, dẫn theo cả con gái Xuân Xuân vì lâu ngày không gặp bà. Cô bé hào hứng thu dọn đồ đạc thì bất ngờ nhận được câu nói của bố: "Xuân Xuân! Sao con không ở nhà với bà nội. Bà nội không biết dùng bếp từ, không biết gọi giao đồ ăn, cũng không biết đường đi bên ngoài".

Lời của bố khiến Xuân Xuân khóc òa, "Mẹ ơi cho con đi thăm bà ngoại cùng được không? Con rất nhớ bà ngoại, tại sao con phải ở nhà chăm sóc bà nội". Đáp lại, bố Xuân Xuân giảng giải: "Nhưng bà nội cũng cần người chăm sóc, bà nội là mẹ của bố, chúng ta phụng dưỡng bà nội không đúng sao?".

Con gái Xuân Xuân khóc mếu máo "Nhưng cũng nên hiếu thảo với bà ngoại, chúng ta nên đi thăm bà ngoại để báo hiếu bà. Bà đã nuôi nấng con từ nhỏ. Tại sao phải hiếu thảo với bà nội còn bà ngoại thì không?".

Viên Viên chưa hết kinh ngạc vì đoạn hội thoại của 2 bố con thì bà nội ngồi đó, nghe hết câu chuyện đã nói 1 câu ớn lạnh. "Con hiếu thảo với bà nội mới đúng. Con là cháu gái của bà, là người nhà họ Trương chúng ta. Còn bà ngoại chỉ là người ngoài mà thôi".

Nghe đến đây, Viên Viên thật sự giận dữ, mẹ cô đã chăm cháu suốt 8 năm ròng không hề kêu than một tiếng, trong khi đó bà nội bận du lịch, đánh mạt chược, không hỏi han đến cháu. Khi cháu gái chưa đầy tuổi, mẹ cô một tay nấu ăn, một tay bế cháu để con gái và con rể ăn sáng, đi làm đúng giờ. Bà ngoại còn dùng cả lương hưu để lo cho con gái và cháu ngoại đầy đủ, vậy khi cháu lớn rồi, bà nội lại nói bà ngoại là người dưng.

Bà ngoại chăm cháu nhưng con dâu lại phải phụng dưỡng bà nội. .

Viên Viên tức giận dắt con về thăm mẹ, để lại chồng ở nhà phụng dưỡng bà nội. Không khí gia đình ngột ngạt, Xuân Xuân nhìn bà nội với ánh mắt hoài nghi, cho rằng chính bà là người đã khiến bố mẹ cãi nhau.

Câu chuyện của Viên Viên có lẽ là hoàn cảnh chung của nhiều chị em ngày nay, tương ứng với câu nói "cháu bà nội, tội bà ngoại". Bà ngoại chăm sóc cháu giúp con gái con rể, phần nào hạn chế được va chạm mẹ chồng nàng dâu, bớt đi mâu thuẫn, tạo điều kiện phát triển tư tưởng cho con trẻ. Nhưng một thực tế khác là dù bà nội không giúp chăm sóc con cái thì khi bà về già, bố mẹ vẫn phải phụng dưỡng.

Lời nói và việc làm của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến con cái, không nên quan niệm "bà ngoại là người ngoài cuộc" sẽ khiến trẻ trở nên vô ơn, sống không hiếu thuận. Bố mẹ nên dạy dỗ con phải biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ, không phân biệt nội hay ngoại.

Hiếu thảo, bao dung là đức tính tốt, cần dạy dỗ cho con cái đức tính này.

Trong trường hợp, con cái hỏi bạn: “Tại sao con phải thiếu thảo với bà nội, trong khi bà ngoại là người nuôi dưỡng con", bố mẹ nên giải thích cho các con hiểu, ông bà là người sinh ra bố mẹ, dù không chăm sóc con nhưng có công ơn nuôi dưỡng bố mẹ, phận làm con cháu sống hiếu thuận, đạo đức với ông bà là điều cần làm.

Ngoài ra, bố mẹ nên có thái độ với bà nội - bà ngoại như nhau, thay vì một bên biết ơn, một bên oán hận, sẽ ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ. Tuyệt đối không hỏi trẻ những câu như "Con thích bà ngoại hơn hay bà nội hơn", như vậy vô tình sẽ hình thành sự so sánh, phân biệt đối xử trong lòng trẻ.

Mẹ chồng nàng dâu có thể xảy ra mâu thuẫn, con rể cũng có thể không hài lòng với mẹ vợ, nhưng mâu thuẫn giữa người lớn không nên liên quan đến trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy là người sống có trách nhiệm, bao dung và hiếu thuận với bề trên, mới dạy dỗ được con cái, trở thành tấm gương cho trẻ sau này.

Theo Bảo Chi (Phụ Nữ & Pháp Luật)

Nổi bật