Do thói quen ăn uống không điều độ trong thời gian dài, anh Trương, 37 tuổi, người Thanh Đảo, Quảng Đông, Trung Quốc, mắc các bệnh về dạ dày bao gồm loét dạ dày, viêm dạ dày và nhiễm trùng Helicobacter pylori.
Mặc dù bác sĩ đề nghị điều trị theo phác đồ khoa học để tiệt trừ khuẩn Helicobacter pylori nhưng anh Trương chỉ dùng một số loại thuốc dạ dày đơn giản để tiết kiệm chi phí.
Sau đó, nghe mọi người nói rằng tỏi có tác dụng diệt khuẩn và chống khối u nên anh Trương quyết định ăn tỏi sống hàng ngày. Không ngờ, sau 3 tháng, anh Trương phải đến bệnh viện điều trị khẩn cấp vì đau bụng dữ dội. Kết quả kiểm tra cho thấy, các vấn đề về dạ dày của anh Trương trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có xu hướng trở thành ung thư.
Trường hợp của anh Trương đặt ra một câu hỏi quan trọng: Tỏi có thực sự giúp điều trị các vấn đề về dạ dày?
Thực tế, tuy tỏi có đặc tính kháng khuẩn, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh, nhưng đòi hỏi nồng độ và thời gian hợp lý. Vì vậy, tỏi có thể giúp ích phần nào cho các bệnh dạ dày nhẹ nhưng có thể không giúp ích cho những trường hợp nặng.
Điều này cũng nhắc nhở chúng ta rằng điều trị y tế là một lựa chọn đáng tin cậy hơn, đặc biệt đối với những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày nặng.
Có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về mối quan hệ giữa tỏi và ung thư. Các hợp chất trong tỏi được cho là có đặc tính chống ung thư tiềm năng và có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể dựa vào tỏi như chiến lược chống viêm, chống ung thư duy nhất. Hiệu quả của tỏi trong phòng ngừa ung thư cần nhiều nghiên cứu và bằng chứng hơn.
Theo Kiều Dụ (Kienthuc.net.vn)