Ai không nên ăn dưa hấu?

26/04/2024 10:57:07

Dưa hấu là loại quả quen thuộc được nhiều người yêu thích, dưa hấu tuy tốt nhưng không không phải ai cũng có thể ăn được.

Lợi ích của dưa hấu đối với sức khỏe

Dứa hấu là món ăn giải khát, tráng miệng được nhiều người yêu thích, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Thành phần chủ yếu của dưa hấu là nước (nước chiếm đến 91%), gần như không có protein và rất ít calo. Trung bình 100 gram dưa hấu có thể cung cấp 30 calo, 0,6 gram protein, 7,6 gram carbs, 6,2 gram đường, 0,4 gram chất xơ, 0,2 gram chất béo.

Dưa hấu là loại trái cây bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu, lycopene và một số hợp chất thực vật khác trong dưa hấu có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào K. Các hợp chất này có khả năng giảm các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF) - một loại protein liên quan đến sự phân chia tế bào. Mức IGF cao có thể làm tăng nguy cơ bị K.

Ngoài ra, cucurbitacin E trong dưa hấu cũng giúp ức chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể.

Lycopene trong dưa hấu cũng có tác dụng trong việc giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa tổn thương oxy hóa với cholesterol. Lycopene cũng có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Bên cạnh đó, dưa hấu còn cung cấp nhiều vitamin A, vitamin C giúp cải thiện sức khỏe da và tóc. Vitamin C góp mặt vào quá trình tái tạo collagen giúp da mịn màng, săn chắc, có độ đàn hồi, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt. Vitamin A cũng góp phần tái tạo, chữa lành các vết thương.

Ai không nên ăn dưa hấu?

Những người không nên ăn dưa hấu

Dưa hấu tuy tố cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được dưa hấu. Bài viết trên website Bệnh viện Hồng Ngọc chỉ ra những người trong trường hợp này không nên ăn dưa hấu:

Không ăn khi đang bị viêm, loét miệng

Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu người bị viêm loét miệng ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng, làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.

Bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu

Dưa hấu chứa đường glucoza, đường mía, và đường fructoza do đó khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao.

Với người bình thường, cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu. Những với bệnh nhân tiêu đường thì hoàn toàn ngược lại, ăn nhiều dưa hấu khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, dẫn tới gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, nồng độ đường trong máu cao, gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó, ăn dưa lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.

Ai không nên ăn dưa hấu? - 1

Ngoài ra, theo bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec, khi ăn dưa hấu bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:

- Không ăn quá nhiều dưa hấu vì nó chứa nhiều nước, nếu bổ sung quá nhiều nước dưa hấu dễ dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.

- Ăn nhiều dưa hấu dễ bị lạnh bụng vì quả dưa hấu có tính hàn, dễ làm trầm trọng hơn chứng trào ngược và đau dạ dày.

- Lycopene trong dưa hấu dễ làm co thắt dạ dày, ợ hơi, ợ chua, đau tức ngực,… Người lớn tuổi nếu dư thừa Lycopene thì hệ tiêu hóa sẽ nhạy cảm hơn và bị co thắt dạ dày, dễ gặp các cơn đau dạ dày.

- Ăn quá nhiều dưa hấu còn bị thừa vitamin nên co thể làm kích thích đường tiêu hóa, bị tiêu chảy.

- 7.5% carbs trong dưa hấu chủ yếu là các loại đường đơn giản như Fructose, Glucose, Sucrose,… kèm theo hàm lượng nhỏ chất xơ nên không tốt đối với hệ tiêu hóa.

- Có thể làm tổn thương lá lách, gây khó tiêu và đầy bụng nếu dung nạp quá nhiều dưa hấu cho cơ thể.

PN (SHTT)