7 anh chị em trong gia đình đều mắc ung thư, bác sĩ điểm danh 4 loại ung thư có tính gia đình

26/12/2023 22:00:08

Với nhiều căn bệnh ung thư nếu một người trong gia đình mắc bệnh thì các thành viên khác cũng cần cảnh giác.

Ông Vương (đã thay đổi họ tên) 40 tuổi, Tuyền Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) được chẩn đoán có nốt mờ trong phổi tại một bệnh viện địa phương do ho có đờm nặng. Bác sĩ nghi ngờ đây là dấu hiệu đầu của ung thư phổi.

7 anh chị em trong gia đình đều mắc ung thư, bác sĩ điểm danh 4 loại ung thư có tính gia đình
Ảnh minh hoạ

Sau quá trình trao đổi, bác sĩ vô cùng kinh ngạc khi ông Vương cho biết, cha ông đã qua đời vì ung thư thực quản. Không chỉ vậy, trong số 12 anh chị em trong gia đình, có 5 người được chẩn đoán mắc ung thư phổi và 2 người đã không may qua đời. Ngoài ra cũng có người chị cả mắc ung thư dạ dày và người em thứ 8 mắc ung thư thực quản.

Với số lượng lớn những người trong cùng gia đình mắc ung thư như vậy, ngoài những thói quen sinh hoạt chung gây hại cũng phải xét đến yếu tố di truyền.

Các bác sĩ cũng cảnh báo một số loại ung thư có tính chất gia đình.

1. Ung thư vú

Trần Tú Xuân, trưởng khoa Ngoại vú thuộc Bệnh viện ung thư Hà Nam (Trung Quốc) cho biết, theo một nghiên cứu phát hiện rằng 20 - 25% bệnh nhân ung thư vú có tính chất gia đình, trong đó 55% đến 60% là do di truyền vú.

Gen di truyền liên quan đến ung thư vú là gen BRCA1, vì gen này dễ gây ra các bất thường về cấu trúc và chức năng nên những phụ nữ mang gen này có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Thông thường, nếu mẹ mắc bệnh ung thư vú thì khả năng con gái bị ung thư vú cao gấp 2 đến 3 lần so với những phụ nữ khác.

7 anh chị em trong gia đình đều mắc ung thư, bác sĩ điểm danh 4 loại ung thư có tính gia đình - 1

Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người mang gen đột biến BRCA1 có nguy cơ phát triển ung thư buồng trứng cao tới 54%.

Do xu hướng di truyền mạnh mẽ của bệnh ung thư vú nếu trong gia đình có người mắc bệnh ung thư này, con cái cần đặc biệt chú ý đến sức khoẻ, thậm chí nên tiến hành xét nghiệm di truyền để đảm bảo sức khoẻ.

2. Ung thư buồng trứng

Ngô Tiểu Hoa, Trưởng Khoa Ung thư và Phụ khoa tại Bệnh viện Ung thư Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) cho biết, nguyên nhân chính khiến ung thư buồng trứng di truyền trong gia đình là do đột biến gen BRCA1/2. Nghiên cứu cho thấy hơn 90% bệnh ung thư buồng trứng di truyền là do đột biến gen BRCA1/2.

Với những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư buồng trứng, nên tiến hành xét nghiệm xác nhận có đột biến gen BRCA1/2 hay không thông qua xét nghiệm di truyền hoặc tư vấn di truyền, thậm chí có thể buộc phải tiến hành cắt bỏ phòng ngừa theo ý kiến của các chuyên gia.

3. Ung thư dạ dày

 

7 anh chị em trong gia đình đều mắc ung thư, bác sĩ điểm danh 4 loại ung thư có tính gia đình - 2

Trần Tố Quỳnh, Trưởng khoa Ung thư Bệnh viện Nhân dân số 1 Ngân Xuyên (Trung Quốc) cho biết, ung thư dạ dày dù không phải bệnh di truyền nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với người bình thường.

Do gia đình có thói quen sinh hoạt chung, ăn uống chung trong thời gian dài cùng nhau nên có thể gây ra cùng bệnh. Đây cũng là yếu tố để nói, nguyên nhân gây ung thư dạ dày trong cùng một gia đình không nhất thiết phải do yếu tố di truyền.

Chính vì vậy, nên tiến hành tầm soát thường xuyên nếu trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày và phòng ngừa sớm. Cùng với đó, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng trên, chướng bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân... nên đến bệnh viện để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

4. Ung thư gan

Bác sĩ Vương Khiêm, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật Gan mật và ụy của Bệnh viện Ung thư tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) cho biết nếu cha mẹ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan thì con cái trong gia đình sẽ là mục tiêu phòng ngừa đầu tiên. Bởi virus viêm gan B có xu hướng dễ lây truyền trong gia đình và gây ra ung thư gan. Đặc biệt, con của những bà mẹ mang virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.

Ung thư gan chủ yếu liên quan đến lây nhiễm. Ví dụ, nếu trong gia đình có người mắc viêm gan B, viêm gan C thì những thành viên khác cũng dễ bị lây nhiễm, trở thành nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan cũng như các bệnh khác về gan như viêm gan siêu vi mãn tính, xơ gan...

Tuy nhiên, chỉ cần bệnh nhân viêm gan được kiểm soát kịp thời, tích cực điều trị viêm gan và ngăn chặn quá trình phát triển của nó thì có thể giúp tránh được sự xuất hiện của ung thư gan.

Nếu trong nhà có bệnh nhân viêm gan, cần tiêm chủng thường xuyên đồng thời nên dùng bữa riêng để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời, con cái của bệnh nhân ung thư gan cũng nên được kiểm tra sức khoẻ toàn diện và đầy đủ.

Theo Phạm Trang (Phụ Nữ Số)

 

Nổi bật