Trong xã hội thực tế, người giao tiếp giỏi, ăn nói tài tình thực sự thành công và có nhiều cơ hội hơn, đặc biệt là trong môi trường làm việc.
Song thật ra, muốn thiết lập mối quan hệ hài hòa, nắm bắt cơ hội để nhận ra giá trị bản thân, không phải nằm ở chỗ “nói nhiều”, mà là hiểu “điều gì nên nói, điều gì không nên”.
Có vài người trông thông minh lanh lợi, nhưng không biết nói chuyện thu phục nhân tâm, nói xấu nói bậy, làm mất lòng đối phương mà không hề hay biết.
Có vài người nhìn bình thường, nhưng lại sở hữu nội hàm trân quý, cẩn thận lời nói và hành động, không cần nói nhiều cũng đầy người yêu thích.
Người thông minh chân chính đều giấu 3 lời này trong bụng, chỉ người thiếu tầm nhìn mới gặp ai cũng nói, đắc tội khắp nơi:
1. Cái khổ và sự nghèo nàn của mình
Mọi người luôn thích thể hiện mặt hào nhoáng của bản thân, che giấu lại mặt khốn cùng, không mấy đẹp đẽ. Bởi lẽ ai cũng mong muốn sự công nhận của người khác.
Mặc dù chúng ta luôn miệng nói rằng con người với nhau phải có sự tôn trọng nhất định. Tuy nhiên, đó chỉ là sự lý tưởng hóa.
Xã hội ngoài kia, nhiều người sẽ dựa trên giá trị cá nhân và bản lĩnh, quyết định thái độ của họ đối với đối phương. “Thấy người tài giỏi giàu sang, liền nịnh nọt lấy lòng; thấy kẻ nghèo túng, liền sai khiến ra oai”.
Sự khó khăn của bạn sẽ không khơi dậy sự cảm thông và thấu hiểu của người khác. Người thông minh phải hiểu được điểm yếu của bản chất con người. Nếu bạn “rao bán” mình xui xẻo thế nào, khó khăn ra sao, sẽ chỉ trở thành trò đùa cho họ và hoàn toàn không có lợi cho bản thân.
2. Chuyện thi phi của người khác
Một trong những lý do chính khiến mối quan hệ gặp trục trặc là mọi người không thể hiểu nhau. Những gì bạn nghĩ là "đúng", nhưng bằng cách nhìn và lập trường của người khác lại trở thành "sai lầm";
Cũng giống vậy, bạn nói chuyện thị phi của người khác, cho dù bạn có lý đi chăng nữa thì trong mắt người khác, ít nhiều bạn cũng là “kẻ nhiều chuyện”.
Nếu đã quen với việc nói xấu người khác, thì bạn cũng phải chấp nhận việc bản thân trở thành đề tài nói chuyện của nhóm người nào đó. Hơn nữa, chưa chắc người bạn nói chuyện cùng chưa chắc nghĩ xấu về đối tượng mà bạn đang nhắm đến. Từ đó gây ra nhiều hậu quả khôn lường, các mối quan hệ gặp đầy nguy cơ.
Bởi vậy cổ nhân mới có câu: Họa tự miệng mà ra. Ít nói vài lời, đời yên bình thêm vài phần.
3. Bí mật và chuyện riêng tư của bản thân
Phải biết rằng ngoại trừ những người thực sự quan tâm đến bạn, thì bạn không thể đòi hỏi người khác đối xử tốt với mình.
Làm người ai cũng nên chừa lại đường lui cho bản thân, giữ lại vài phần riêng tư, bởi lẽ mỗi người đều có thế giới và cuộc sống riêng. Bạn tiết lộ bí mật không nên nói ra chưa chắc đã được đối phương đồng cảm và giữ kín.
Lòng người khó đoán, thân thiết đến mấy cũng có thể trở mặt thành thù. Do đó, không nên để đối phương biết quá nhiều điều thầm kín và điểm yếu của mình.
Học cách im lặng để tránh bị kẻ đời tính toán và làm tổn thương. Thế giới của người trưởng thành luôn phức tạp, kiệm lời ít nói cũng là một cách tự vệ, giúp tránh xa rắc rối, đời thuận buồm xuôi gió.
Theo Trung Hạ (Phụ Nữ Thủ Đô)