Những nền kinh tế tham gia đàm phán TPP hân hoan khi quá trình đàm phán kết thúc sau nhiều năm. Họ kỳ vọng những lợi ích kinh tế to lớn mà hiệp định lịch sử sẽ mang lại.
|
Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán TPP tại cuộc họp báo đêm 5/10. Ảnh: Express News
|
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được xem là hiệp định thương mại đầy tham vọng nhất của thế kỷ. Nếu các nước tham gia thực sự phê chuẩn thông qua TPP, những lợi ích trước mắt và ngay lập tức là nới lỏng hàng rào thuế quan, từ đó giảm đáng kể chi phí thương mại giữa các bên.
Tuy nhiên, TPP cũng đi kèm hàng loạt quy định ràng buộc khác ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, bao gồm thiết lập tiêu chuẩn cho môi trường và lao động; các quy định về sở hữu trí tuệ; đặc biệt là các công ty nước ngoài có thể đối đầu với quyết định của chính quyền sở tại bằng pháp lý.
Tất cả động thái này nhằm tạo nên cú hích tăng trưởng đối với các nước tham gia; đồng thời có thể đẩy lùi sự thống trị của Trung Quốc đối với sản xuất toàn cầu.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng, những vòng đàm phán chủ yếu diễn ra trong bí mật nên các tập đoàn có thể lợi dụng để thao túng nhằm đạt quyền lợi lớn nhất dành cho họ, chứ không phải cho người lao động hay mỗi quốc gia. Việc xác thực những lo ngại này chỉ có thể xác nhận sau khi nội dung chi tiết về thỏa thuận được công bố.
Các chuyên gia nói về TPP như một thỏa thuận ảnh hưởng đến "40% nền kinh tế thế giới", đây chỉ là phép cộng đơn giản về GDP của các nước tham gia đàm phán. Giá trị thương mại hàng hóa thực sự bị ảnh hưởng bởi TPP khoảng 13% tổng giá trị toàn cầu.
Một lý do khiến mọi người quan tâm về các tiêu chuẩn mới của TPP bởi chúng đặt ra hàng loạt quy định mậu dịch toàn cầu; trong bối cảnh mọi nỗ lực thiết lập bộ luật thương mại mới áp dụng toàn thế giới đều hầu như bị ngưng trệ.
Các chuyên gia cũng cho rằng, một trong những mục đích khác của TPP là nhằm đối phó với sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc. Để lôi kéo sự ảnh hưởng chính trị, chính quyền Tổng thống Barack Obama tuyên bố TPP là cách để buộc Trung Quốc phải tham gia những tiêu chuẩn thương mại mới, ủng hộ các đồng minh của Mỹ trong khu vực. (Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng mục đích cuối cùng là vận động Trung Quốc tham gia TPP chứ không phải "cho ra rìa").
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đề ra một thỏa thuận thương mại mới với châu Á chính là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Giới quan sát kỳ vọng rằng, việc hai khối cạnh tranh với nhau có thể thúc đẩy cải thiện những tiêu chuẩn như quyền cho người lao động và cải cách doanh nghiệp nhà nước.
|
Bảng 1: Tác động dự kiến của TPP đối với GDP từng nước đến trước năm 2025, theo đó Việt Nam được dự báo là nước hưởng lợi nhiều nhất. Ảnh: Quartz |
Các nhà kinh tế học dự đoán, những nước hưởng lợi nhiều nhất chính sau khi tham gia TPP chính là Việt Nam, Malaysia và Singapore, nhờ việc mở rộng tiếp cận thị trường. Về lý thuyết, Mỹ có thể không phải là nước được lợi nhiều do nền kinh tế đã lớn và mở cửa. Đối với những nước còn lại, giá trị kinh tế có thể suy giảm khi dòng chảy xuất khẩu tìm đến những kênh hiệu quả hơn.
Đối với Mỹ, con số 0,2% trong Bảng 1 phản ánh sự chuyển dịch trong kinh tế Mỹ từ những ngành lao động nhân lực chất lượng thấp đến các công việc yêu cầu tay nghề cao. Nếu dự đoán này trở thành sự thật, quá trình sản xuất của Mỹ sẽ chuyển dần ra nước ngoài; bù lại, những công việc đòi hỏi kỹ năng cao, và mức lương cao, sẽ tập trung về Mỹ. Mức giảm khoảng 40 tỷ USD của sản lượng sản xuất chiếm chưa tới 1,4% những giá trị khác sẽ được tạo ra.
Vì sao TPP sẽ "hút" những công việc trong lĩnh vực sản xuất ra khỏi Mỹ và những nước phát triển khác? Mức lương chính là một trong những lý do mà các nước sẽ chọn những nơi như Việt Nam để đặt nhà máy sản xuất thay vì Mỹ.
|
Bảng 2: Mức lương trung bình hàng năm của công nhân sản xuất tại một số nước. Ảnh: Quartz |
>> Gần 2.000 tỉ đồng thanh khoản chứng khoán ngay sau TPP
>> Bộ trưởng Công Thương: "Chăn nuôi khó khăn nhất khi vào TPP"
>> Đứng ngoài TPP, Trung Quốc thiệt gì?
Theo Minh Anh (Zing.vn)