Giá vé xe được điều chỉnh không phải tăng giá vé mà thực chất là “phụ thu chiều rỗng” do đó Sở Giao thông nào không cho tăng giá vé là không biết gì về vận tải.
Cụ thể là tuyến xe chạy Hà Nội - TP HCM trong bảng kê giá có mức cước tăng dao động 20-60% tùy từng thời điểm, tuyến Hà Nội - Thanh Hóa cũng được một doanh nghiệp khác gửi thông báo tăng 40% giá vé từ 80.000 đồng lên 112.000 đồng/khách, áp dụng trên cả hai chiều từ 8/2 đến 28/2.
Tương tự tại bến xe Nước Ngầm cũng có các doanh nghiệp vận tải xin được tăng giá cước tại tuyến Hà Nội - Quảng Ngãi tăng 40%, cũng tuyến này một doanh nghiệp khác xin tăng giá lần lượt 20-60%, tùy từng thời điểm.
Nhiều nhà xe xin điều chỉnh giá vé dịp Tết Nguyên đán. |
Ông Thanh dẫn chứng, do Tết Nguyên đán tăng lượng khách từ TP HCM về các tỉnh hoặc từ Hà Nội về các tỉnh nhưng lượng khách từ các tỉnh đến TP HCM hoặc Hà Nội ít, thậm chí xe không có khách chiều lên trong khi các xe tăng cường nhiều hơn vào dịp Tết.
Ông Thanh thừa nhận việc phụ thu khiến giá vé dịp Tết Nguyên đán thường tăng ở mức 20%, 40% thậm chí 60% hoặc hơn tùy từng phương tiện, tuyến đường.
“Đây là thời điểm nhạy cảm khi giá xăng dầu giảm nhưng giá của vé xe ô tô lại tăng so với thời điểm trước đó nên việc báo chí phản ánh 'tăng giá vé' là không chính xác. Sở Giao thông không cho phụ thu tức là không biết gì về vận tải. Giá vé trước đó đã giảm theo nhịp giảm của giá nguyên liệu đầu vào là xăng dầu, còn thời điểm Tết là phụ thu chiều rỗng”, ông Thanh nhấn mạnh.
Theo đó, vị đại diện Hiệp hội này cảnh báo, một số Sở Tài chính, Sở Giao thông không cho xe phụ thu sẽ dẫn đến tình trạng xe chạy lòng vòng bắt khách, không đón khách…