Đại gia Jonahthan Hạnh Nguyễn - "ông vua" hàng hiệu, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương vừa xin Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng được phép mua thêm cổ phần của Công ty cổ phần dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất- SASCO.
Số lượng cổ phần bán ra sẽ do Bộ Giao thông vận tải và ACV quyết định.
Ông Jonahthan Hạnh Nguyễn cam kết sẽ không chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ quản lý để cùng SASCO mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Liên Thái Bình Dương có hơn 30 năm hợp tác với ngành hàng không và 25 kinh nghiệm trong đầu tư, cung cấp hàng hóa, điều hành kinh doanh cửa hàng miễn thuế, nhà hàng thức ăn nhanh và các điểm dịch vụ bán lẻ tại nhiều sân bay của Việt Nam.
Hiện nay, IPP là cổ đông chiến lược tại SASCO. Cổ đông lớn nhất của SASCO là ACV sở hữu 51% cổ phần. Tiếp đến là CTCP Đầu tư - Thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt, sở hữu 22,1% và IPP sở hữu 16%.
Cổ phiếu của công ty hiện được giao dịch trên thị trường Upcom với thị giá dao động quanh mức 30.000 đồng/cp.
Hoạt động chủ chốt là SASCO là thị trường sân bay, với 2 nguồn thu chính đến từ kinh doanh cửa hàng miễn thuế và kinh doanh trung tâm thương mại SASCO Tân Sơn Nhất. Trong 6 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận gộp của SASCO tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 27% so với cùng kỳ.
Sasco hiện có vốn điều lệ 1.315 tỷ đồng, đăng ký giao dịch 131,5 triệu cổ phiếu. Vào năm 2014, đợt IPO của Sasco là một trong những đợt IPO được chú ý nhất năm khi lượng đặt mua lên đến 145 triệu cổ phần, gần gấp 5 lần lượng chào bán. Toàn bộ số cổ phần đấu giá đã được bán hết với giá trúng bình quân 19.330 đồng.
Trước đó, người bố chồng của Hà Tăng từng nuôi tham vọng mua lại Sân bay Phú Quốc.
Trong văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đề xuất mua hoặc được quyền khai thác có thời hạn sân bay Phú Quốc.
Ngoài ra, IPP cũng vừa trở thành cổ đông chiến lược của Công ty Cổ phần SASCO với 23,6% cổ phần, đây cũng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không lớn nhất Việt Nam.
Một điều nữa là ngoài Cảng Hàng không Quốc tế Phú Quốc, trước đó IPP cũng đã nộp đơn đề nghị Bộ GTVT nhượng quyền khai thác nhà ga T1 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và trở thành nhà đầu tư thứ 3 muốn “mua” nhà ga hành khách này sau Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Nằm trong danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam của Forbes, gia đình ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đang dẫn đầu nhiều nhánh kinh doanh ở Việt Nam. |
Johnathan Hạnh Nguyễn là Việt kiều quốc tịch Mỹ. Những năm 80 của thế kỷ 20 ông làm ăn kinh doanh tại Philippines. Ông là một trong những Việt kiều đầu tiên được Chính phủ Việt Nam cho phép về nước tham gia đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế.
Nằm trong danh sách 20 gia đình kinh doanh hàng đầu Việt Nam của Forbes, gia đình ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn – Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) đang dẫn đầu nhiều nhánh kinh doanh ở Việt Nam như thời trang hàng hiệu, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nhượng quyền với những thương hiệu nổi tiếng thế giới, kinh doanh trung tâm thương mại và cửa hàng miễn thuế, phân phối rượu cao cấp.
Kinh doanh hàng hiệu được gọi với cái tên khác và được đầu tư nhiều hơn. Đây là lĩnh vực gắn liền tên tuổi của gia tộc Hạnh Nguyễn. Các nghiên cứu về ông ghi nhận, IPP nắm hơn 70% thị phần lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu tại Việt Nam. Điểm đặc biệt với mặt hàng này là không thể mở đại trà, cửa hàng của ông tập trung ở các khu trung tâm thương mại lớn như Tràng Tiền Plaza (Hà Nội), Rex Arcade hay Opera View (TP.HCM)…
Trong đó, IPP đang nắm quyền phân phối 38 thương hiệu thời trang cao cấp như Versace, Burberry, Bulgari, Chanel, Cartier… với hệ thống 80 cửa hàng; 5 thương hiệu thức ăn nhanh nhượng quyền gồm Burger King, Popeyes Chicken, Domino’s Pizza, Dunkin’s Donut và Illy Café.
IPP đang vận hành việc kinh doanh ở TTTM Tràng Tiền Plaza với 80.000m2 tại đất “vàng” giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, khu mua sắm cao cấp Rex Arcade tại khách sạn Rex (TP.HCM) được IPP rót vốn tới 4 triệu đô.
IPP cũng đang liên doanh với tập đoàn Moet Hennessy để phân phối các loại rượu cao cấp của hãng này.
Tại chuỗi cửa hàng miễn thuế, IPP nắm quyền trực tiếp khai thác và hợp tác mặt bằng kinh doanh tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất với lần lượt 40% và 25% diện tích khu thương mại.
Năm 2014, tập đoàn của ông Johnathan Hạnh Nguyễn cán mốc doanh thu 580 triệu đô la và kỳ vọng cuối năm 2017 sẽ thu về 1 tỷ đô la Mỹ doanh thu.
Trong đó, phân phối xuất nhập khẩu chiếm 30%, bán lẻ thời trang mỹ phẩm 20%, cung cấp hàng miễn thuế 25%, thức ăn nhanh chiếm 15%, các hoạt động kinh doanh đầu tư khác chiếm 10%.
Theo Forbes Việt Nam, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập tập đoàn diễn ra vào tháng 5 vừa qua, “vua hàng hiệu” nhấn mạnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là “cơ hội”, là “sự chờ đợi trong nhiều năm”.
Theo đó, khi Việt Nam ký kết các hiệp định: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế suất sẽ thay đổi và các nhánh kinh doanh chính của tập đoàn là phân phối hàng xuất nhập khẩu và hàng hiệu sẽ được hưởng lợi rất lớn, đặc biệt là các mặt hàng rượu ngoại cao
Hiện tại, theo Hải quan Việt Nam, một chai rượu ngoại sẽ phải chịu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Trong đó riêng thuế TTĐB, theo Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12, từ ngày 01/01/2013, rượu từ 20 độ trở lên phải chịu thuế suất 50%, rượu dưới 20 độ phải chịu mức thuế suất 25%. Tương tự, các mặt hàng thời trang nổi tiếng thế giới cũng có mức thuế nhập khẩu cao.
Năm 2014, IPP nộp hơn 1.200 tỷ đồng tiền thuế, trong đó riêng mảng phân phối rượu đóng góp tới 2/3. Đây cũng là mảng kinh doanh duy nhất mà IPP có lãi trong suốt nhiều năm qua.
Theo Ngọc Anh (Đời Sống & Pháp Luật)