Việt Nam tăng 14 bậc về môi trường kinh doanh

05/12/2016 09:15:00

Trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016" mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố mới đây, môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc lên vị trí thứ 73/136 nền kinh tế được đánh giá.

Trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016" mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố mới đây, môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc lên vị trí thứ 73/136 nền kinh tế được đánh giá.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng được đánh giá là thị trường rộng lớn cho thương mại quốc tế hơn là thị trường Mỹ, Châu Âu vì nền kinh tế hướng mở, đa dạng và đặc biệt dân số trẻ, trình độ đang phát triển. Trong đó Việt Nam đang nổi lên là nước có tốc độ cải thiện về môi trường kinh doanh đáng kể.

Theo WEF, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhờ giảm thủ tục hải quan và nỗ lực cải cách của Chính phủ mới
Theo WEF, môi trường kinh doanh tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể nhờ giảm thủ tục hải quan và nỗ lực cải cách của Chính phủ mới

Thành tích của Việt Nam chủ yếu dựa vào cải cách của hoạt động hải quan, giảm thời gian nộp thuế và thủ tục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu. Bên cạnh đó, những thay đổi gần đây của môi trường kinh doanh, tâm lý kỳ vọng ngày càng rõ nét phản ánh các nỗ lực gần đây của Chính phủ mới của Việt Nam.

Tuy nhiên, WEF cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn cả chặng đường dài phía trước để vươn tới các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam được nhận xét là đã cải thiện sự tiếp cận của hàng hóa nước ngoài đối với thị trường nội địa.

Theo WEF, khả năng Việt Nam xâm nhập các thị trường nước ngoài cũng đã cải thiện, nhờ vào thuế quan giảm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng không đều, có cải thiện về cơ sở hạ tầng vận tải nhưng suy giảm về các dịch vụ vận tải.

Ngoài ra, Việt Nam đã thực hiện tốt hơn các cam kết trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Điều này giúp nâng cao hiệu quả của các cơ quan Nhà nước và tạo niềm tin của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực như: công nghệ, sáng tạo và dệt may...

Theo báo cáo trên, hai nền kinh tế Châu Á là Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc) có vị trí đầu bảng xếp hạng, Singapore là nền kinh tế dẫn đầu, còn Hồng Kông đứng ở vị trí thứ ba. Các nền Bắc và Tây Âu được đánh giá có môi trường kinh doanh tốt nhất.

Theo Nguyễn Tuyền (Dân Trí)

Nổi bật