Gần 1.900 dịch vụ kỹ thuật y tế được điều chỉnh giá theo hướng tăng lên với mức tăng bình quân khoảng 30%.
Theo đó, giá khám bệnh và giá ngày giường (tính theo đồng) được phân theo hạng bệnh viện với mức tăng cụ thể như sau:
Với các dịch vụ kỹ thuật khác, các bệnh viện sẽ áp dụng chung một mức giá. Ví dụ phẫu thuật cắt thực quản giá cũ 4.056.600 đồng, giá từ ngày 1/3 là 5.633.000 đồng và khi tính thêm tiền lương là 6.907.000 đồng. Giá phẫu thuật lấy thai trên người bệnh mắc bệnh toàn thân hoặc bệnh lý sản khoa điều chỉnh từ 3.514.700 đồng lên 3.551.000 và 4.135.000 đồng.
Theo Bộ Y tế, tính bình quân các dịch vụ y tế tăng khoảng 30% khi tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Nếu tính thêm tiền lương thì mức tăng bình quân khoảng 50%.
“Lần điều chỉnh giá này là cho nhóm có thẻ bảo hiểm y tế, vì thế không gây xáo trộn nhiều. Ngày xưa, quỹ Bảo hiểm y tế chi trả 3 đồng thì nay chi 4 đồng, bệnh nhân không phải bỏ tiền túi ra”, ông Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nhấn mạnh.
Ngày 1/3, các bệnh viện sẽ áp dụng mức giá viện phí mới có tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Ảnh: N.Phương. |
Theo ông Hùng, với bệnh nhân đồng chi trả, phần đóng góp tăng thêm nhưng không đáng kể. Người dân chính là đối tượng được hưởng lợi với việc điều chỉnh giá viện phí lần này. Lý do, các bệnh viện buộc phải thay đổi, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì người dân mới đến, tạo sức ép rất lành mạnh cho các cơ sở khám chữa bệnh thay đổi. Bệnh viện có thêm nguồn tài chính sẽ quay lại đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc trang thiết bị. Nếu người bệnh không tin tưởng bỏ đi cơ sở khám chữa bệnh khác thì bệnh viện sẽ thiệt thòi nhất.
Theo Nam Phương (VnExpress.net)