Hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với tháng trước khiến nhiều khách hàng bức xúc. Nguyên nhân được ngành điện đưa ra lý giải hóa đơn điện "nhảy vọt" do nắng nóng kéo dài, sản lượng điện dùng các hộ tăng, cộng với giá điện bình quân tăng 8,36% từ 20/3...
Theo đại diện EVN Hà Nội, do giá điện điều chỉnh từ 20/3 nên hóa đơn điện của hộ gia đình tháng 4 sẽ được tính theo phương pháp nội suy, gồm giá cũ và mới trên số ngày dùng điện thực tế.
Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt trước và sau điều chỉnh ngày 20/3:
Ví dụ khách hàng tiêu thụ 292 kWh trong 31 ngày (kỳ ghi hóa đơn 13/3 đến 12/4), thì số ngày sử dụng điện theo giá cũ là 7 ngày; số ngày dùng giá điện mới là 24 ngày.
Như vậy sản lượng điện tính theo giá cũ: (292 kWh/31 ngày) * 7 ngày = 66 kWh. Còn lại, sản lượng điện tính theo giá mới là 226 kWh.
Hóa đơn điện phần giá mới và cũ ngoài tính theo số ngày dùng thực tế, sẽ được tính theo đơn giá điện bậc thang điện tương ứng với tổng sản lượng tiêu thụ của tháng. Chẳng hạn, với sản lượng dùng điện trong tháng là 292 kWh, tương ứng ở giá điện bậc thang thứ 4, nên sản lượng điện theo giá cũ và mới đều được tính lũy tiến tới giá điện bậc 4.
Phần sản lượng theo giá cũ (trước thời điểm 20/3):
- Bậc 1: (50 kWh /31) * 7 ngày = 11 kWh
- Bậc 2: (50 kWh /31) * 7 ngày = 11 kWh
- Bậc 3: (100 kWh /31) * 7 ngày = 23 kWh
- Bậc 4: 66-11-11-23 = 21 kWh
Tương tự, sản lượng điện của hộ tiêu dùng tính theo đơn giá mới từ 20/3: Bậc 1 là 39 kWh; bậc 2 39 kWh; bậc 3 là 77 kWh và 71 kWh ở bậc 4.
Số tiền phải trả ứng với sản lượng điện dùng theo đơn giá cũ:
Số tiền phải trả ứng với sản lượng điện dùng đơn giá mới:
Tổng cộng số tiền điện tháng 4 là 594.715 đồng (chưa gồm thuế VAT 10%). Và tiền điện sau thuế là 654.187 đồng.
Ngoài ra, người dùng điện có thể trực tiếp kiểm tra số công tơ, hóa đơn hàng tháng thông qua ứng dụng của EVN bằng cách tải về điện thoại, đăng nhập bằng mã khách hàng trên hóa đơn điện hàng tháng và mật khẩu do tổng đài điện lực cung cấp.
Theo Anh Minh (VnExpress.net)