Câu chuyện được mùa mất giá liệu có lặp lại với vải thiều? Khi nhiều chủ vườn vải cho biết ít doanh nghiệp cam kết giá mua, chúng ta phải làm gì?
Trả lời câu hỏi liệu có xảy ra tình trạng được mùa mất giá hoặc ép giá, ông Hùng cho biết theo cơ chế thị trường, giá thường cao khi vừa vào đầu vụ và sẽ thấp đi khi thu hoạch chính vụ.
“Theo tôi, đó không phải là mất giá. Năm trước giá dao động trong khoảng bình thường. Năm nay chúng tôi dự kiến giá quả vải tương đương năm trước” , ông Hùng nói.
Mời khách mua vải thiều tại một điểm bán ở quận Gò Vấp, TP HCM. |
Ông Nguyễn Anh Cương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho biết Hải Dương hiện có khoảng 21 nghìn ha đất trồng cây ăn quả, sản lượng quả đạt khoảng 200.000 tấn/năm; trong đó diện tích trồng vải chiếm 11.000ha, sản lượng đạt khoảng 50.000 tấn.
Số vải thiều tiêu thụ trong nước rất lớn, vì vậy thị trường TP.HCM luôn có sức tiêu thụ lớn nhất cả nước sẽ là phương án tiêu thụ tối ưu giảm tải tình trạng dư thừa, ế ẩm, mất giá trái vải.
Ông Phú cho biết, giá mua vải thiều gốc tại nhà vườn các thương lái ép giá, mua chỉ độ 20.000 đồng/kg, nhưng khi bán ra thương lái đẩy giá bán lên 80.000-90.000 đồng/kg để bán cho siêu thị hoặc chợ. Chính điều này làm cho lượng tiêu thụ bị chậm lại.
Theo ông Phú, mấu chốt nằm ở hệ thống phân phối và thông tin đến thị trường. Bộ Công thương và các sở ngành địa phương phải có kế hoạch cụ thể và lâu dài về công tác quy hoạch trồng trọt.
Kế hoạch đó phải trả lời được bốn câu hỏi: tiêu thụ ở đâu, bán cho ai, bán với mức giá nào và bán vào thời điểm nào.
Bên cạnh đó, khâu bảo quản và chế biến các sản phẩm từ trái vải cũng nên được coi trọng đúng mức để nâng giá trị của loại nông sản này.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, thị trường tiêu thụ vải tươi trải dài từ Bắc chí Nam, tập trung nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Huế, Đà Nẵng…
Năm nay, thị trường TP HCM và các tỉnh phía Nam được đánh giá sẽ là thị trường tiêu thụ nội địa quan trọng với khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Các thị trường xuất khẩu vải thiều của Việt Nam hiện nay ngoài Trung Quốc còn có Mỹ, Úc, một số nước ASEAN và các nước châu Âu.
Thông tin từ Sở Công Thương TP HCM cho biết TP HCM sẽ hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ vải thiều bằng việc chỉ đạo các hệ thống siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố đẩy mạnh việc phân phối và tiêu thụ vải thiều tới thị trường thành phố và các tỉnh, thành khu vực Đông - Tây Nam bộ.
Dự báo sản lượng vải thiều năm nay trên 200.000 tấn. |
Thực tế, VN thường xuất khẩu nông sản, trái cây, thủy sản, sản phẩm tiêu dùng, cả sản phẩm tạm nhập tái xuất của các quốc gia khác sang Trung Quốc qua tiểu ngạch, ông Trần Tuấn Anh cho rằng khi tham gia loại hình này, nông dân và doanh nghiệp cũng có thuận lợi.
Tình trạng ùn tắc dưa hấu, trái cây, thậm chí mới đây cả gạo, theo ông Tuấn Anh, là do năng lực thông quan các mặt hàng này tăng kịp so với sự phát triển của việc trao đổi hàng hóa giữa hai nước.
Nên dù đã được các cơ quan chức năng hai bên tạo điều kiện đẩy nhanh thông quan, nhưng do xuất khẩu qua các đường mòn, lối mở là chủ yếu, nên điều kiện cơ sở vật chất chưa phát triển kịp.
Đã có biện pháp phối hợp giữa các địa phương nơi canh tác và địa phương biên giới có cửa khẩu nhưng ông Tuấn Anh cho rằng “chưa đạt yêu cầu”.
Đặc biệt, ông Trần Tuấn Anh công nhận việc thông quan hàng nông sản VN còn liên quan khả năng thông quan của phía Trung Quốc.
“Có vướng mắc thủ tục nội bộ phía bạn”, vì vậy Bộ Công thương đang có chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp với phía Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong thông quan.
Về lâu dài, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng cần có biện pháp căn cơ, tái cơ cấu để gắn kết sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng canh tác, nâng quy mô sản xuất lớn hơn, nâng chất lượng để tiến vào thị trường lớn của thế giới.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị để rút kinh nghiệm với Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, các địa phương về xuất khẩu nông sản, từ đó cụ thể hóa trách nhiệm, phối hợp các khâu sản xuất chế biến, vận chuyển... để đảm bảo lợi ích của nông dân.
Theo V.Hương - C.V.Kình - Dũng Tuấn - B.Bình - T.My (Tuổi Trẻ)