Đầu tư ít, lỗ nhiều, có tiếp tục cho thí điểm Grab, Uber?

16/11/2017 14:29:00

Chất vấn Bộ trưởng Tài chính chiều 16/11, đại biểu Dương Trung Quốc nêu lại câu hỏi chất vấn kỳ trước về thí điểm Uber, Grab, khi doanh nghiệp đầu tư ít, lỗ lớn, nợ thuế nhiều.

Các vấn đề được đặt ra với Bộ trưởng Tài chính

- Quản lý thuế, bao gồm: giải quyết nợ đọng thuế, thanh kiểm tra, chống thất thu thuế, chuyển giá.

- Hải quan, tập trung vào việc thực hiện để đảm bảo nền tài chính an toàn, bền vững.

- Giải pháp tăng cường quản lý nợ công an toàn, hiệu quả.

4 tư lệnh ngành và Thủ tướng trả lời chất vấn Quốc hội

- Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng

- Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

- Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. 

Các thành viên khác của Chính phủ có thể cùng chia lửa với các vị trưởng ngành, tùy thuộc vào vấn đề đại biểu nêu.

Trước khi kết thúc 3 ngày chất vấn, Quốc hội cũng sẽ dành 2,5 giờ cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời đại biểu Quốc hội. 

Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết luật quản lý thuế đang được hoàn thiện. Uber, Grab đã kê khai và sắp tới sẽ áp dụng trên Facebook.

Chưa thấy bộ trưởng nêu giải pháp mới

Hết 60 phút, Bộ trưởng Tài chính vẫn chưa trả lời hết các câu hỏi dù tốc độ được đẩy nhanh phần đầu phiên chiều.

Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết có 44 đại biểu đặt câu hỏi và 7 đại biểu tham gia tranh luận. Với các câu hỏi khác, Bộ trưởng Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cũng tham gia làm rõ.

Theo Chủ tịch Quốc hội, nhóm vấn đề được chất vấn với Bộ trưởng Tài chính là không mới nhưng là nội dung liên quan nhiều bộ, ngành, có tác động trực tiếp đến nguồn lực kinh tế nên cần có giải pháp. Các đại biểu đặt câu hỏi thẳng thắn, có số liệu.

Tư lệnh 2 ngành và Phó thủ tướng đã làm rõ vấn đề. Tuy nhiên, việc trả lời một số nội dung chưa thấy có giải pháp mới, đột phá nhất là liên quan quản lý nợ công, thuế, mua bán hoá đơn...

Các lĩnh vực thuộc nhóm chất vấn vẫn còn tồn tại hạn chế như trốn thuế, gian lận thương mại, thất thu, nợ đọng thuế còn nghiêm trọng, mua bán hoá đơn, xử lý việc chuyển giá chưa cao, nợ công sát trần tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính tiếp thu, khắc phục.

Đại biểu Trịnh Ngọc Phương – Tây Ninh - nêu câu hỏi giải pháp đảm bảo nợ công từng có đề cập tới quỹ tích lũy nợ, hiện nay quỹ còn tồn tại hay khong quỹ này được tồn tại theo cơ chế nào và quản lý ra sao?

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – An Giang - thì đặt vấn đề về tăng thuế VAT. Mặc dù Bộ Tài chính đã trấn an, nhưng theo đại biểu này, VAT tăng sẽ làm tăng giá nhiều dịch vụ như điện nước, xăng dầu, ảnh hưởng đến người nghèo. Thuế tăng nhưng không có giải pháp giảm chi. Xin bộ trưởng cho giải pháp?

Trách nhiệm Bộ trưởng khi tham nhũng tinh vi trong tài chính, đầu tư công

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà - Hà Nội - nêu về các vụ án tham nhũng kinh tế lớn.

Chúng ta quyết liệt nhưng tình trạng tham nhũng vẫn gia tăng. Số vụ tăng 20,88% so với 2016 và nguy hiểm hơn là số lượng các vụ án điều tra xét xử chưa tương xứng với tình trạng tham nhũng.

Tình hình vẫn diễn ra tinh vi, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, đầu tư công.

Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu? Và xin cho biết mối quan hệ giữa quản lý thuế với tình hình tham nhũng hiện nay?

Đại biểu cũng nêu vừa qua KTNN cũng đã kiểm toán 13 tập đoàn TCT, KTNN đã phát hiện nhiều sai sót tại đây như để phát sinh nợ phải thu, hiệu quả đầu tư hoạt động tài chính, đầu tư ra nước ngoài kém hiệu quả, xác định tài sản thấp, ts cố định, thiếu giá trị DN khi cổ phần. Giải pháp khắc phục tình trạng này?

Có tiếp tục thử nghiệm Grab, Uber?

Đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đồng Nai cho biết kỳ họp trước ông chất vấn Thủ tướng về thử nghiệm Uber, Grab nhưng câu trả lời lại nhấn mạnh ưu thế. Do đó, lần này, ông muốn tiếp cận câu chuyện về nguồn thu, thị trường của Uber, Grab thì lớn, nhưng thuế đóng góp thấp.

Ông đặt câu hỏi sắp kết thúc thử nghiệm đối với các loại hình này thì có tiếp tục hay không, khi mà đầu tư ít, lỗ nhiều, nợ thuế lớn. 

“Bản thân chủ ở nước ngoài lĩnh đủ, tất cả hệ luỵ ở trong nước”, ông nói.

Câu hỏi thứ hai, đại biểu Dương Trung Quốc chuyển nguyên lời của một cử tri vốn là lãnh đạo ngành kinh tế: “Bộ trưởng làm gì, làm thế nào để thoát khỏi tình trạng thu ngân sách Nhà nước không đủ chi thường xuyên, trả lãi”.

Đầu tư ít, lỗ nhiều, có tiếp tục cho thí điểm Grab, Uber?

Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Thái Bình cho biết nguồn lực tiền, bất động sản trong dân lớn nhưng ta lại đi vay nước ngoài. Các công ty tư nhân huy động vốn rất tốt như bán nhà ở, thuê lại chính người mua với giá hợp lý. Huy động tiền gửi ngoại tệ lại là 0%, ông Thân đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính nghiên cứu thế nào để tháo gỡ khó khăn.

Các bất động sản lớn, đất vàng đóng thuế ra sao?

Đặt câu hỏi cho Bộ trưởng, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Thừa Thiên – Huế cho biết ông quan tâm thuế ở dự án bất động sản lớn, đất vàng, resort dọc biển, đề nghị Bộ trưởng quan tâm việc thu thuế khu vực này. Theo đại biểu này, kỳ họp cũng thông qua dự án đặc biệt quan trọng, vốn ngân sách lớn, ông đề nghị Bộ trưởng cho biết liệu có làm tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công và đặt câu hỏi về giải pháp để Bộ trưởng đảm bảo quản lý, điều hành cho hiệu quả.

Bố trí vốn cho các dự án đã giao thầu liệu có khiến vượt trần nợ công?

ĐB Trương Minh Hoàng - Cà Mau - nêu vấn đề: 2 năm trước Bộ trưởng hứa treo nợ 34.000 tỷ đồng chắc chắn sẽ thu được. Nay kết quả ra sao? Bộ trưởng rút ra bài học gì về việc đòi nợ?

Khi vẫn còn hơn 16.700 tỷ đồng, xin bộ trưởng một lời hứa hành động trong thời gian tới để giảm nợ thuế.

Một vấn đề khác là tình hình nợ công. Trong khi nợ công ở mức báo động thì có nhiều công trình đã giao thầu, chỉ định thầu, đưa vào thi công nhưng không bổ sung nguồn vốn trung hạn. Vậy có bao nhiêu công trình đã giao thầu mà chưa được bố trí vốn, nếu như đưa vào, có vượt nợ công không?

Đáp lời, Bộ trưởng nhắc lại lời hứa năm 2014 và cho biết thực ra đã thu được hơn con số đã hứa trước đó. Nợ thuế có thời gian luân phiên. Trong nợ đọng hiện nay, 63% là khó có khả năng thu hoặc không có khả năng thu. 

Bộ trưởng Dũng cho biết có ý định báo cáo để xin xóa nợ cho khoản này.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân - Thái Bình: Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu trên 100 triệu trở lên thì có thuế khoán. Nếu đặt ra vấn đề này sẽ gây ra hệ lụy nhiều hộ cá nhân không muốn chuyển thành DN.

Thuế áp đặt với hộ kinh doanh đã đỡ rất nhiều thủ tục, khi trở thành DN thì phải đóng thêm chi phí thuế 24-26%. Với tư duy này thì chúng ta có đạt được 1 triệu DN đến năm 2020 không?

Thuế ôtô nhập khẩu về 0%, giảm thu chứ không phải thất thu

Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn nói về giải pháp, ông cho biết theo lộ trình cam kết thì cần cắt bỏ thuế quan. Nhưng không thất thu mà giảm thu trực tiếp từ ngân sách về thuế nhập khẩu.

Bộ Tài chính cho biết thực trạng 2017 tỷ trọng xe ASEAN vào Việt Nam có tăng so với 2016. 10 tháng, nhập khẩu vào Việt Nam còn tăng. Tính đến tháng 9, theo VAMA, tổng doanh số bán hàng thì giảm, khách trông chờ sau 31/12 cắt giảm thuế về 0% sẽ mua. Điều này tác động đến công ăn việc làm, thu ngân sách.

Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 122 về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, đề xuất giảm toàn bộ thuế suất linh kiện trong nước chưa sản xuất được xuống 0% để kích thích sản xuất trong nước, hỗ trợ thị trường trong nước tăng trưởng. “Qua đây cũng tăng thu thuế nội bộ. Chắc nay mai Thủ tướng ký thôi”, ông nói.

Giám sát tốt hơn thuế Uber, Grab, kinh doanh trên Google

Việc kiểm soát Uber, Grab làm gì để thay đổi, ông cho biết luật quản lý thuế đang được hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền. Uber, Grab đã tự giác kê khai, thanh tra, kiểm tra cũng thu thêm.

Kinh doanh điện tử trên Google cũng đã kê khai.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ TTTT. Nhà mạng tìm ra mỗi địa phương có nhiều địa chỉ kinh doanh trên mạng.

Việc này cũng áp dụng với kinh doanh trên Facebook. 

Dán tem cây xăng sẽ thành điều kiện kinh doanh

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết Bộ này đã phối hợp với các tỉnh dán tem cây xăng toàn quốc dù chưa có quy định của pháp luật. Nhờ đó doanh thu, sản lượng xăng trong nước tăng 10%. Số thu từ thuế bảo vệ môi trường tăng. Tới đây việc dán tem cây xăng sẽ trở thành điều kiện kinh doanh.

Về con số 63% cán bộ kinh doanh đi đêm với cán bộ thuế đại biểu nêu, ông Dũng cho biết Bộ Tài chính đã tổ chức kiểm tra đánh giá. Năm 2016 vừa qua, đánh giá lại thì chỉ số này còn 31%. Bộ trưởng cho biết phối hợp với VCCI, Mặt trận Tổ quốc để khảo sát độ hài lòng và cũng có nhiều giải pháp.

Tư lệnh ngành cho biết ông tiếp thu ý kiến về việc dùng user giả đẻ rút ruột. Bộ Tài chính đã nhận được phản ánh, sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm. Theo ông, doanh nghiệp phải thực sự có hàng hoá, thực tế thời gian có tình trạng doanh nghiệp không có hàng hoá, Bộ đã kiểm tra việc này.

Liên quan ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Thủy - Hậu Giang - về hóa đơn, Bộ trưởng thừa nhận tình trạng đại biểu nêu là đúng. Quy định 200.000 đồng trở lên bắt buộc xuất hóa đơn, dưới 200.000 đồng nếu người mua yêu cầu thì doanh nghiệp cũng phải xuất hóa đơn.

Bộ đang rà soát, sửa các luật thuế, xây dựng nghị định về hóa đơn, đã thí điểm trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM. Đã phối hợp triển khai hóa đơn trực tuyến, có xác nhận của cơ quan thuế, kết nối thông tin, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.

Bộ Tài chính phối hợp chặt với NHNN trong việc này. Kết nối máy tính tiền với cơ quan thuế, để giám sát chặt. Tuyên truyền với người tiêu dùng lấy hóa đơn.

Vấn đề không chỉ có thuế hay không, mà còn là căn cứ để bảo hành hàng hóa, ông nói.

Ý kiến đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Bến Tre, đề nghị thanh tra toàn bộ các hộ kinh doanh thì Bộ Tài chính đã có chuyên đề chống thất thu thuế với toàn bộ DN, trong đó có hộ cho thuê nhà. Năm 2016 thực hiện kiểm tra hơn 33.000 cơ sở kinh doanh. Số thuế tăng thêm sau kiểm tra 4.891 tỷ đồng trong đó 73,4% có kết quả điều chỉnh doanh thu khoán (có doanh thu 100 triệu đồng trở lên). Trong số này có ½ số hộ có kết quả điều chỉnh tăng doanh thu tháng từ 100 triệu đồng trở lên.

Bộ trưởng thừa nhận chậm sửa nghị định về cổ phần hóa DNNN

Về tiến độ sửa nghị định 59 về cổ phần hóa DNNN, đã trình sớm, nhưng có một số nội dung mới, phức tạp, chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần.

Thủ tướng cho biết ông đã ký. Bộ Tài chính kiến nghị có hiệu lực ngay để kịp trong năm 2017m, không đợi 45 ngày.

Ông thừa nhận việc sửa nghị định này lâu, nhưng vì có nội dung phức tạp, cần thống nhất với các cơ quan, nhất là với vấn đề quyền sử dụng đất. 

Có tâm lý ỷ lại, trông chờ Nhà nước

Đầu giờ chiều, Bộ trưởng Tài chính tiếp tục trả lời những thắc mắc của đại biểu Quốc hội. Về cách tính thuế của Việt Nam, ông cho biết có phạm vi chưa đồng nhất, nên có thể phải rà soát. So với sáng, đến chiều nay, Bộ trưởng trả lời ngắn gọn, trọng tâm hơn.

Về vay về cho vay lại và hiệu quả sử dụng vốn vay, ông cho biết Bộ KHĐT xác định rõ nguồn vốn vay. Bộ Tài chính có trách nhiệm là cơ quan chủ trì trình báo cáo về cơ chế cho vay lại, xác định rõ số tiền, điều kiện vay. Cơ quan chủ quản là bộ, ngành địa phương chịu trách nhiệm quản lý hiệu quả. Bộ Tài chính theo dõi, thu hồi số tiền Tư lệnh ngành tài chính cho biết tồn tại, hạn chế đúng như đại biểu nêu tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Có dự án tích luỹ trả nợ trả nợ thay, chưa có chế tài xử lý nợ xấu. Ông cho biết thời gian tới chỉ cho vay lại nguồn vốn ODA, ưu đãi, chuyển dần sang cơ chế thị trường.

Theo Nhóm PV (Tri Thức Trực Tuyến)

Nổi bật