Sau khi nấu tạp chất, cơ sở này đem trộn với tiêu lép để cho ra tiêu “đạt chuẩn”. Mỗi ngày “hô biến” như thế cơ sở lời 2,5 triệu đồng.
Tạp chất được trộn với tiêu lép rồi đem phơi nắng. |
Qua khám xét, lực lượng chức năng phát hiện phía sau cơ sở này có ông Dư Công Hoàng (49 tuổi, trú tỉnh Thanh Hóa) và ông Lê Ích Tư (37 tuổi, trú xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) đang pha trộn các loại tạp chất để nấu rồi tạo thành một loại tạp chất dẻo, màu nâu sẫm và có mùi hôi.
Sau khi nấu khoảng 2 giờ thì đem tạp chất này ra trộn với hạt tiêu lép, đảo đều rồi đem phơi, để biến tiêu lép thành tiêu có chất lượng hơn.
Tinh bột dùng để nấu rồi trộn với tiêu lép. |
Qua làm việc, ông Lê Văn Long khai nhận thu mua hạt tiêu lép rồi thuê người pha trộn tạp chất, nhằm tăng trọng lượng và màu sắc của hạt tiêu để bán.
Mỗi ngày, cơ sở pha trộn trên 200 kg hạt tiêu lép để có được 250 kg hạt tiêu có chất lượng cao hơn, bán ra và thu lãi trên 2,5 tiệu đồng.
Thành phẩm được xuất bán cho các thương lái, rồi đem tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.
Tinh bột màu được pha trộn tạo màu đen cho tiêu. |
Mở rộng khám xét, lực lượng chức năng phát hiện một căn phòng chứa nguyên liệu, gồm nhiều bao có chứa chất tinh bột màu vàng. Lê Văn Long thừa nhận số tinh bột này thường dùng cho việc nấu chín rồi trộn với hạt tiêu lép làm tăng cân và màu đen.
Công an đã tạm giữ 16 bao tinh bột màu vàng trọng lượng 315 kg, một bịch tinh bột màu đỏ sẫm 1,9 kg để trưng cầu phân tích giám định thành phần cấu tạo; hơn 10 tạ hạt tiêu đã trộn tạp chất và gần 6 tạ hạt tiêu khô.
Cơ sở thu mua hạt tiêu này không có giấy phép kinh doanh và chủ cơ sở này có quan hệ họ hàng với chủ cơ sở pha trộn tạp chất vào hạt tiêu tại xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, đã bị công an phát hiện, bắt quả tang vào đầu tháng 3 vừa qua.
Theo H.Hải (Nld.com.vn)